SƠNNAM
GIỚI THIỆU
SĐI GÌN XƯA
Vả lại, khí hậu của Sài Gòn thời xưa đâu như bây giờ.
Bãi sông sình lầy, đất thì lắm ao vũng, một năm có đến
sáu tháng nước mặn từ biển lấn vào.
Sài Gòn vẫn lạ, lắm người vào Sài Gòn nhưng không
hiểu tại sao chợ Bến Thành lại ở trong đất liền, không
thành hình tại mé sông mé rạch? Đã gọi chợ Bà Chiểu
nhưng cũng quen gọi là Gia Định? Lại còn Chợ Lớn
cũ, Chợ Lớn mới. Thêm nhiều chùa mà giới bình dân
quen gọi là chùa Chà Và, hoặc chùa Ông, chùa Bà, thêm
những đình làng vẫn tồn tại và còn tấp nập ở nội thành?
Dịp lễ Nô en của đạo Thiên Chúa, người theo đạo
Phật, đạo Thờ cúng ông bà lại thức đêm, rong chơi, háo
hức. Lại còn thói quen ăn uống bên lề đường, dưới bóng
cây me cổ thụ, xem như là phong cách sang trọng. Báo
hằng ngày, báo tuần, bán khá chạy, mỗi gia đình mua
ba bốn tờ khác nhau. Hát cải lương được lắm người ưa
thích, cũng như bóng đá, đua xe đạp. Gần như phường
nào cũng có tỷ lệ khá cao Việt kiều trở về thăm nhà.
Thích áo quần lạ, ham xa xỉ phẩm, không biết tiết kiệm
tiền bạc. Hỏi vị trí những con đường như Hoàng Diệu,
Chu Văn An hoặc Cầu Mật, cầu Chà Và, nhiều người
tuy ở Sài Gòn lâu đời nhưng chẳng biết hướng nào mà
chỉ dẫn cụ thể.
Lạ hơn nữa, lắm người từ bé tới lớn chưa đặt chân
vào chợ Bến Thành hoặc dạo chơi Thảo Cầm Viên, Nhà
Bè. Sài Gòn quá rộng, khu nội thành dài lắm nơi hơn
mười ki-lô-mét. Củ Chi, Cần Giờ vẫn còn là đất lạ đối