SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 14

SƠNNAM

GIỚI THIỆU

SĐI GÌN XƯA

Huế là Phủ Chúa đời nhà Nguyễn, khi đang mở nước,

trở thành kinh đô sau năm 1800.

Trong buổi đầu, Sài Gòn chỉ có dân ở chung quanh

Đồn Dinh (phỏng định nay ở góc đường Cách Mạng
Tháng Tám - Nguyễn Trãi), quân sĩ lo an ninh, dân ở
chung quanh làm ruộng, rẫy; hàng tiêu dùng phải đưa
từ miền Trung vào.

Ta nhớ khi Bá Đa Lộc qua Pháp cầu viện, thay mặt

Nguyễn Ánh, để đánh Tây Sơn, trong hiệp ước vua nước
Pháp chỉ đòi Đà Nẵng và Côn Đảo mà thôi. Sài Gòn
bấy giờ chưa đáng chú ý. Phải đợi đến năm 1830, cách
đây hơn 150 năm, dưới đời Minh Mạng, khi tả quân Lê
Văn Duyệt làm tổng trấn ở xứ Gia Định (gồm toàn Nam
Bộ), cảng Sài Gòn mới tấp nập, xứng đáng là hải cảng,
tàu thuyền liên lạc ra Huế, Hà Nội, Trung Hoa, Phi Luật
Tân. Bài phú Cổ Gia Định mô tả chợ Bến Thành với tàu
từ Tây phương, với thủy thủ người Ma Ni (Philíppin),
lại còn tàu của người Anh ghé bến.

Bấy giờ, chợ Bến Thành ở trước mặt thành Phiên

An, trung tâm của thành này phỏng định vị trí nền nhà
thờ Đức Bà. Bến cảng ở bờ sông Sài Gòn trước mặt
thành, khoảng tượng Trần Hưng Đạo ngày nay chạy
dài đến cầu Nguyễn Tất Thành. Nhưng tiếc thay, với
chánh sách “đóng cửa rút cầu” của Minh Mạng, sau khi
Lê Văn Duyệt mất, Minh Mạng trù dập tay chân của
họ Lê, vì vậy xảy ra cuộc khởi loạn của Lê Văn Khôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.