SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 15

15

(1833). Sinh hoạt của Bến Thành không còn vì quân sĩ
triều đình Huế kéo vào, đàn áp.

Suốt non ba năm ròng rã, ngay trung tâm Sài Gòn có

hàng vạn binh sĩ bao vây, ngày như đêm, hò hét dưới
hầm hố. Bên trong, vài ngàn quân sĩ của Lê Văn Khôi
đã chống cự, rồi chịu thất thủ. Cả nội thành là chiến
trường, quân sĩ đôi bên đông đúc hơn dân số tại Sài
Gòn, lúc bây giờ. Sau đó, thành này bị san bằng, Minh
Mạng cho xây thành khác, nhỏ hơn, chính thực dân Pháp
đã đánh thành này, gọi thành Gia Định, vào năm 1859.

Bấy giờ, thực dân Pháp muốn tìm điểm tựa cho tàu

dừng lại để tiểu tu, đồng thời lập kho dự trữ hàng hóa ở
Đà Nẵng, gần Huế, trên đường mà thực dân Tây phương
từ châu Âu qua mua bán với Trung Hoa và Nhật Bản.
Hai nước sau này rất đông dân, lại có thổ sản như tơ lụa.

Đánh Đà Nẵng thì dễ, nhưng quân sĩ Pháp lưu trú

tại đó gặp nhiều khó khăn về tiếp tế. Thực dân đã nghĩ
đến chuyện đánh chiếm kinh đô Huế, nhưng quân sĩ
Pháp đi bộ, vượt đèo Hải Vân là chuyện quá gian nan,
nguy hiểm. Nhìn trên bản đồ, chúng nghĩ đến việc tạm
rút lui về phía Nam, chờ cơ hội đánh ra Huế rồi ra
Bắc Bộ. Sài Gòn lúc ấy chưa nhiều lúa gạo, lại bị ảnh
hưởng ba năm giết chóc qua vụ Lê Văn Khôi, thương
gia trong nước và nước ngoài không đến làm ăn nên
trở thành tiêu điều, nhà cửa hư nát trong khi quan lại
lo vơ vét, triều đình Huế không chi viện món gì cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.