SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 17

17

cái vịnh nhỏ, làm nơi trú ẩn cho tàu (hiểu là ghe thuyền)
khi giông tố, lại dễ tìm nước ngọt, tìm củi nấu cơm.

Vào sông Đồng Nai, đi ngược dòng, đến ngã ba Nhà

Bè, ai muốn đi lên phía Biên Hòa để làm vườn, hoặc
làm chút ít ruộng thì đi thẳng; còn ai muốn đi Gia Định
(hiểu là Sài Gòn và phía đồng bằng sông Cửu Long) thì
quẹo vào sông Sài Gòn.

Có câu ca dao “Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về

Gia Định, Đồng Nai thì về”. Chỗ ngã ba gần biển này,
hơn sáu tháng chịu ảnh hưởng nước mặn, hai bên bờ
chưa nhà cửa, toàn là dừa nước, bần, cây mắm, cây vẹt
của rừng nước mặn. Sông Đồng Nai khá to ở điểm này,
vì là ngã ba khá rộng nên có sóng gió triền miên. Ông
Võ Hữu Hoằng là nhà phú hộ, dạo trước giữ một thủ
(tức là đồn trạm kiểm soát), dĩ nhiên thời phong kiến
sinh lắm điều tiêu cực, nhờ tham nhũng công khai, nên
trở thành khá giả. Tương truyền về già, ông lo ngại cho
kiếp sau của mình, bèn mướn pháp sư làm phép cho
ông được “đi thiếp”, mê man hồn lìa khỏi xác. Đến âm
phủ là bọn quỉ sứ đầu trâu mặt ngựa đưa ông vào xem
địa ngục, chợt thấy một cái gông thật to, đề sẵn tên Võ
Hữu Hoằng! Ông hoảng sợ, quỉ sứ bảo rằng sau khi
chết, cái gông này dành để tra vào cổ ông. Ông khóc
lóc, vị quan nọ bảo muốn được nhẹ tội thì khi trở về
dương gian phải làm việc phước thiện. Khi tỉnh dậy,
ông mua tre rừng khá nhiều, kết lại chiếc bè to, nổi
trên mặt nước. Bè này có mái lợp che nắng che mưa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.