SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 19

19

Nhưng đi về phía tây, là vùng Chợ Lớn, sát mé rạch

vàm Bến Nghé (tên con rạch nhỏ đổ ra sông Sài Gòn),
đất ẩm thấp, sình lầy chịu ảnh hưởng nước lớn nước
ròng, ngập bờ, quả là đất phù sa mới, chịu ảnh hưởng
nước mặn, giống như phù sa của mũi Cà Mau. Bãi bùn
đầy những loại thảo mộc gần như vô dụng, như ô rô, cóc
kèn. Cá đối, cua biển nay đã vắng bóng vì dòng nước bị
ô nhiễm với rác rến, hóa chất phế thải. Rạch vàm Bến
Nghé (còn được gọi rạch Cầu Ông Lãnh, vì có chợ Cầu
Ông Lãnh) ăn vào phía Chợ Lớn, đổi tên là kinh Tàu
Hủ (xưa là rạch, được nạo vét lại).

Có thể nói: Biển ở gần kề Sài Gòn, ngăn cách bởi

vùng đất sình lầy, chưa định hình. Ngày trước, huê lợi
lớn nơi đây là cây cói (lát) để dệt chiếu. Bằng cớ: chợ
Xóm Chiếu đã thành hình, trước đời Tự Đức nay còn
tên đất. Vì là rừng sác (rừng hoang với các giống cây
nước mặn ven biển) nên ở làng Tân Kiểng (nay quận 5,
sát đường Trần Hưng Đạo), cách đây hơn 200 năm, năm
1771, vào dịp Tết, dân làng đang vui chơi lúc rảnh rang
lại xảy ra chuyện cọp vào chợ. Từ phía rừng sác cọp
xuất hiện thình lình. Xưa nay, cọp sợ đám đông, nhưng
đây là con cọp quá hung hăng; ai nấy hoảng chạy, cấp
báo với quân sĩ. Suốt ba ngày, cọp vẫn còn tới lui, bấy
giờ vùng Tân Kiểng gồm đa số dân sống với ruộng rẫy,
nhà cửa thưa thớt, gọi là chợ, nhưng kiểu chợ làng, với
đường mòn và những bờ tre gai. Bấy giờ, có nhà sư,
không rõ pháp danh, sử ghi là ông tăng Ân, (ông tăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.