SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 21

21

năm sau, ông nổi danh về đạo đức, người trong vùng ai
cũng mến phục. Rừng rậm còn nhiều, cọp cứ lai vãng,
ít ai dám đến làng mà khai khẩn ruộng đất. Ông nghĩ ra
chuyện đắp con đường từ đông sang tây, vượt qua vùng
sình lầy, rậm rạp. Tự tay ông làm việc, dân làng khâm
phục nhưng chẳng ai dám noi gương vì con cọp dữ mãi
tới lui. Nhiều người mua bán tập họp qua lại, cọp vẫn
xuất hiện. Hôm ấy, lúc ông đang đắp con lộ, cọp xuất
hiện. Ông ung dung làm việc, cọp đến gần, đứng nhìn
ông rồi cọp cúi đầu, đi mất dạng, mặc dầu trong tay ông
không có ngọn roi để tự vệ, chỉ là cây cuốc bình thường.
Dân làng mừng rỡ, tiếp sức với ông, nhờ vậy ruộng rẫy
hai bên đường càng thâu hoạch bông trái.

Con rạch vàm Bến Nghé ăn từ sông Sài Gòn chảy

về phía đồng bằng nối liền đến rạch Bến Lức. Đời Gia
Long, cách đây non hai trăm năm, đã bố trí một nhà
kho lớn, ở nơi gọi Cầu Kho, nay hãy còn tên đất với
khu chợ ở quận Nhất. Kho là kho lúa thóc, do nông dân
vùng đồng bằng gom về gần Sài Gòn, chờ đưa ra kinh
đô Huế để nộp thuế bằng sản vật. Xa một đỗi, ta đến
Chợ Quán, nơi tập trung năm ba quán nhỏ, ghe thuyền
qua lại nghỉ ngơi, khách uống trà Huế, loại trà tươi, lá
vò nát, nấu trong cái nồi to. Uống bát trà nóng, ăn cái
bánh có thể tạm dằn cơn đói.

Rời Chợ Quán một đỗi, về phía Chợ Lớn, ta gặp khu

vực khá trù phú. Bám vào mé rạch là những căn nhà sàn,
ghe thuyền tấp nập, trên bờ là đường mòn, sình lầy, vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.