SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 23

23

khô, lông chim công, chim trĩ... đưa về Quảng Đông.
Khi trở lại Biên Hòa, họ chở theo tô chén, lu hũ, thuốc
Đông y, thêm tượng đá (để trang trí đền chùa), lại còn
nến, nhang, cam quít. Bến cảng này mãi đến nay còn
gọi Cù lao Phố, một đảo nhỏ giữa sông Đồng Nai, đối
diện với thành phố Biên Hòa. Gọi Phố vì lần hồi khá
giả, họ xây nhà ngói, xẻ đường lộ, lát đá xanh, mở hiệu
ăn uống, huyên náo với những đội ca nhạc. Người Hoa
gọi chốn này là Đại Phố (Chợ Lớn). Năm 1777, quân
Tây Sơn kéo vào Nam để truy nã chúa Nguyễn, cuộc
chiến xảy ra tại đây, vì vậy chợ Cù lao Phố bị tàn phá.
Thương gia người Hoa kéo nhau xuống vị trí Chợ Lớn
ngày nay, gần kề Sài Gòn, tiếp tục tồn trữ hàng hóa
để bán trong nội địa và xuất khẩu. Chợ vẫn giữ tên cũ,
như hồi còn ở Biên Hòa. Thật ra, việc đổi vùng này
trùng hợp với tiềm năng kinh tế. Ngà voi, sừng tê (con
tê giác), gân nai, lông chim công (dùng trang trí nhà
cửa hoặc mão của vua quan...) là sản phẩm thiên nhiên,
lần hồi cạn kiệt. Sau khi chuyển về Chợ Lớn, gần Sài
Gòn, việc mua bán thêm tấp nập. Việc khẩn hoang ở
đồng bằng sông Cửu Long đã đem lại kết quả, với quá
nhiều lúa gạo.

Từ Chợ Lớn mới thành lập này, đường thủy về phía

đồng bằng sông Cửu Long lần hồi hoàn chỉnh, trước khi
người Pháp đến, vào thế kỷ thứ XVIII và XIX, ông cha
ta đã chú ý đến an ninh quốc phòng. Đã đào con kinh
Bảo Định nối sông Tiền qua sông Vàm Cỏ Tây, rồi đào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.