SƠNNAM
GIỚI THIỆU
SĐI GÌN XƯA
đất thấp. Dân ở đây lấy bờ rạch làm đường sá, đường
thủy thay cho đường bộ. Rải rác, vài con đường mòn ăn
từ mé rạch lên vùng đất cao (nay đường Nguyễn Trãi).
Mươi ngôi nhà lợp ngói hiện ra: khu vực người Hoa với
mái ngói của chùa miếu. Ghe thuyền từ Lục tỉnh, tức là
các tỉnh phía đồng bằng chở đến nào lúa gạo, cá khô,
dừa khô, cau khô, cất vào những nhà kho để tạm tồn trữ,
chờ phân phối cho các chợ ở miền Đông Nam Bộ, hoặc
đưa ra miền Trung. Đặc biệt về lúa gạo thì xuất khẩu
đến miền Nam Trung Hoa. Khu vực này được dân gian
gọi Chợ Lớn, theo nghĩa: chợ này lớn hơn những chợ
lân cận. Tên đất Chợ Lớn mãi bảo lưu đến ngày nay.
Chợ này thành hình vào năm 1780 trễ nải hơn chợ Cù
lao Phố ở Biên Hòa.
*
* *
Ngược dòng lịch sử, ta thấy lúc Sài Gòn còn là đồn
trại của binh sĩ thì phía sông Đồng Nai (mà đầu nguồn
nay là cơ ngơi của thủy điện Trị An) người Hoa từ
Quảng Đông không chịu hàng phục người Mãn Thanh
đã kéo xuống “hải ngoại” phía nam để ẩn lánh, chờ
dịp khôi phục nhà Minh đã bị Mãn Thanh đánh bại.
Họ đến với chiến thuyền và binh sĩ, ghé vào Huế, xin
tị nạn. Chúa Hiền Vương cho phép họ đến Biên Hòa
ngày nay để lập thương cảng. Họ thâu mua lâm sản quí
giá như ngà voi, hồ tiêu, gân nai (món ăn quí nhất), thịt