SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 16

SƠNNAM

GIỚI THIỆU

SĐI GÌN XƯA

Năm 1859 người Pháp mô tả Sài Gòn như một vùng
quê, với vài mươi căn nhà ngói. Pháp chiếm Sài Gòn
nhằm tạo chỗ dừng chân, đánh khá dễ vì chiến thuyền
từ Vũng Tàu vào Sài Gòn không khó như trường hợp
vượt đèo vượt núi. Chiến thuyền Pháp cặp bến Sài
Gòn pháo kích ngay để gây hoang mang. Chúng đổ bộ
ngay đầu đường Tôn Đức Thắng ở mé sông, kéo lên
đụng đường Nguyễn Du bây giờ là giao chiến trước
cửa thành Gia Định (thành mới xây, sau vụ Lê Văn
Khôi). Chiếm xong, chúng san bằng, đề phòng quân
ta tái chiếm.

Sau đó, khi ổn định, chúng lần hồi nhận ra Sài Gòn là

điểm quan trọng có thể là một hải cảng, giao lưu thuận
lợi với các nước Đông Nam châu Á và châu Âu.

Lần hồi, chúng phát triển ngành hàng hải, tàu buôn

trang bị máy chạy với sức hơi nước sôi, thêm vài cánh
buồm to tiếp sức gió.

*

* *

Sông trước mặt chợ Sài Gòn tên thật là rạch Bến

Nghé. Gọi rạch vì đường thủy này là chi nhánh của sông
Đồng Nai, tiếp giáp ở điểm gọi Nhà Bè với sự tích nửa
hư nửa thực đáng nhắc lại cho vui.

Hồi xưa lúc mới khẩn hoang, người từ miền Trung

vào, nhanh chóng, không qua đèo qua núi, vì họ đã có
truyền thống đi biển. Vào Vũng Tàu, gọi như thế vì đây là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.