SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 361

361

- Những ai được chứng kiến sự kiện này hẳn không

quên khí thế ra quân rầm rộ của hàng chục chiếc xáng
lớn nhỏ, bố trí dọc ngang khắp vùng, ngày đem vươn
cần ra phía trước múc từng gàu đất, tạo nên những dòng
kinh, bờ bao chống lũ khép kín từng khu vực. Cùng với
phong trào quần chúng nông dân trong vùng làm cuộc
“cách mạng” xoay lại đầu đất theo các tuyến kinh ngang
để tiện làm thủy lợi nhỏ, cải tạo đất đai, tổ chức sản
xuất. Trong vòng 5 năm (1991-1995) vùng đất hoang
hóa lớn trên 30.000 hécta từ kinh Kiên Hảo đến kinh
Tri Tôn của Kiên Giang đã được đưa vào sản xuất bằng
các “chàng” Thần Nông ngắn ngày (lúa cao sản), mỗi
năm hai mùa thu hoạch.

- Đã đánh thức tiếp những vùng đất hoang còn lại,

khi hệ thống các công trình thoát lũ ra biển Tây ngang
qua khu vực được đầu tư xây dựng năm 1997. Từ những
kinh nghiệm “sống chung với lũ” trên vùng đất phèn,
các giống lúa cao sản ngắn ngày từng bước lấn chiếm
đất hoang khi hệ thống kinh ngang tạo nguồn được mở.
Ban đầu, thì lợi dụng phù sa để sản xuất một vụ lúa Đông
Xuân sau khi lũ rút. Khi bờ bao, kinh mương nội đồng,
mặt bằng đồng ruộng được cải tạo thì chuyển lên, hai
vụ với cơ cấu lúa Đông Xuân, lúa Hè Thu...

Trong khi chờ đợi đất lần hồi trở nên tốt nhờ ngăn

mặn, giữ ngọt thì với chút ít vốn, người nông dân có
thể thử nghiệm kế hoạch V.A.C, cải tạo vườn cây tạp,
chăn nuôi...

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.