SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
bờ kinh, trục giao thông, cất nhà sàn để ở. Cấp thuyền
và lưới cho dân nghèo vùng lũ lụt, cụ thể mỗi gia đình
phải trang bị một chiếc xuồng. Làm sao cho lũ chảy
tràn vào thì phải có lối thoát ra, không đắp đường giao
thông cao hơn đỉnh lũ, làm vậy sẽ gây úng cục bộ. Nếu
đường giao thông cao hơn đỉnh lũ thì phải có cống thoát
nước. Nên có lịch học ở nhà trường với chương trình
riêng, khác với các tỉnh không có lũ, để trẻ em có thể
đến trường, né lũ.
Báo Sài Gòn Giải Phóng, từ cuối năm 1994 đã từng
phản ánh sách lược lớn là “Chung sống với lũ”, “né
lũ”, và liên tiếp rải rác có bài cũng do Lê Phú Khải đã
đi thực tế, làm việc chăm chỉ, với tâm huyết, đã nhấn
mạnh đến những khả năng để giải quyết vấn đề nói trên.
Quả là chuyện hiện thực, trong tầm tay, vì nhà nước,
cán bộ đã quyết tâm. Và hào khí xa xưa của người đi
khẩn hoang, giữ đất, giữ nước đang được khơi dậy để
những thế hệ sau kế thừa. Thí dụ như Đặc san Khuyến
Nông năm Canh Thìn (của tỉnh Kiên Giang, 2000) đã
ghi những con số cụ thể, không chỉ là ấn tượng qua
hình ảnh. Sản lượng lúa của tỉnh đã đạt và vượt qua
ngưỡng cửa 2 triệu tấn, trở thành tỉnh thứ 4 của đồng
bằng đạt chỉ tiêu ấy. Đó là nhờ dám đổ mồ hôi, công
sức, khoa học kỹ thuật vào vùng bán đảo Cà Mau (ven
U Minh) nhiễm mặn và phèn. Đặc biệt là chung sống
với lũ ở khu Tứ Giác Long Xuyên, thuộc địa phận tỉnh
Kiên Giang.