SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 358

SƠNNAM

TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG

SĨNG CỬU LONG

và lọp dùng đặt cá nơi cố định, 200 hộ thường xuyên
làm lọp. Lại còn những nghề phụ của Lai Vung như
uốn lưỡi câu, đan lưới bắt cá, đan bội, trồng hoa kiểng,
nuôi heo, làm nhang, dệt chiếu. Nghề trồng nấm rơm
cũng được mở với qui mô lớn, sản lượng của huyện
từ 3 đến 4 ngàn tấn nấm mỗi năm. Nem Lai Vung nổi
tiếng khắp đồng bằng sông Cửu Long, có hàng trăm
hộ sản xuất trăm ngàn chiếc một ngày. Trái quít hồng
khá to, lõm hai đầu (không tròn trịa), khi chín đượm
màu vàng anh hoặc vàng sậm, hợp với việc trang trí bàn
thờ ông bà dịp Tết, toàn huyện Lai Vung được khoảng
1.800 hécta vườn quít, sản lượng khoảng 28.800 tấn.

Đây là thế mạnh của đất phù sa và sự cần mẫn

của người, nơi đất ruộng còn quá ít, đã tăng vụ lên
2 đến 3 vụ. Tuy nhiên với đà phát triển dân số, vẫn
còn nhiều hộ nghèo, không đất lập vườn, không vốn
để kinh doanh nhỏ.

Vấn đề lớn của phía Tây Nam vẫn là cần mở rộng

diện tích canh tác khá rộng ở khu Tứ Giác và Đồng Tháp
Mười, chưa nói đến vùng phù sa nhiễm mặn ven biển
Đông chạy dài từ Gò Công đến Giá Rai. Trên lý thuyết,
Tứ Giác Long Xuyên rộng 504.000 hécta, vùng Đồng
Tháp Mười rộng trên 600.000 hécta. Để khai thác hai
vùng trũng này, trước kia đã có nhiều ý kiến, phần lớn
là... chịu thua, cứ để vậy! Nhưng Nhà nước và nông dân
đã kiên trì khai thác, rút kinh nghiệm và quả thật đã tạo
ra kết quả trong bước đầu, đáng phấn khởi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.