SƠNNAM
TIẾP CẬN VỚI
ĐỒNG BẰNG
SĨNG CỬU LONG
tăng. Người già, nói chung sống lâu hơn trước nhờ y tế,
thuốc men. Nhưng cơ bản vẫn là vấn đề an ninh xã hội.
Ai cũng biết đông con là khổ, nhưng khi về già người
đông con vẫn còn hy vọng có một hai đứa chăm sóc
cha mẹ. Người dân đã biết tự lo, với kinh tế thị trường,
với việc mở rộng nhu cầu hàng tiêu dùng. Ở những khu
vực “đất xưa”, từ hơn trăm hoặc hai trăm năm, đất canh
tác, làm vườn, tính bình quân đầu người ngày càng thu
hẹp. Trước 1945, với ba hécta trồng dừa, gia đình khá
lên, ba đứa con đủ điều kiện học hành, cha mẹ thong
dong hưởng thụ “Văn minh miệt vườn”. Nhưng tới đời
cháu nội, cháu ngoại thì chỉ còn đủ đất làm nền nhà với
mảnh đất nhỏ trồng cây ăn trái đem năng suất cao, hoặc
chuyển sang tiểu công nghệ gia đình: “mình làm mướn
cho mình” để khỏi thất nghiệp; những nghề đòi hỏi mặt
bằng không rộng, nhưng cần vốn. Báo chí, phương tiện
truyền thông đã giới thiệu nhiều mặt tích cực của vài
vùng đang khởi sắc! Nhưng không phải hễ ở phía Tây
Nam, ven biển là ai cũng dễ làm chủ một tàu đánh cá,
hoặc được làm công nhân trong cơ sở chế biến thủy sản,
đi về với bộ đồng phục. Hoặc người sắm được bè nuôi
cá đã khá đông ở gần Châu Đốc, Long Xuyên!
Xin trưng ra vài trường hợp. Vùng Lai Vung là đất
xưa, người Sài Gòn ít ai biết, thử tìm trên bản đồ thì
thấy ở tả ngạn sông Hậu, ở bên kia vùng Ô Môn. Người
Sài Gòn biết đến nhờ sản lượng bưởi năm roi, quýt
hồng. Khẩn hoang trên 200 năm, không ở gần quốc