SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 357

357

lộ, ấy thế mà người dân bươn chải với những nghề tự
phát rồi định hình. Gần bên sông Hậu, nước ngọt, chịu
ảnh hưởng ít nhiều lũ lụt hàng năm, vừa là vùng có tôn
giáo, lại có căn cứ cách mạng. Đọc Giai phẩm Xuân
2000 do cán bộ huyện cho ấn hành, ta thấy rạch, kênh
chằng chịt. Ấp Tân Hưng, xã Tân Thành con kênh Ông
Phật dài hơn 2 kilômét mà có đến hàng trăm cây cầu
khỉ làm cho xuồng ghe qua lại rất khó khăn. Dĩ nhiên
với những cây cầu thiếu tiện nghi này, người đi bộ từ
bên này cầu qua bên kia bờ kênh cũng khó, chưa nói
đến việc chạy xe đạp, xe gắn máy. Phải vác xe đạp,
khi qua cầu khỉ. Ở rạch Bà Đài (xã Long Hậu) có đến
200 hộ lớn nhỏ chuyên đóng xuồng ghe, bán cho phía
Hậu Giang và cho các vùng Đồng Tháp Mười, khu Tứ
Giác, ngày đêm rộn rịp, lắm khi không đủ bán. Nào
xuồng kiểu Cần Thơ, xuồng cui, có thể đóng loại ghe
tải từ 15 đến 60 tấn. Xuồng cui là sáng tạo độc đáo:
mũi cất lên, chẻ sóng, nhẹ bơi. Rồi phát sinh trò thể
thao “đua xuồng” đã trở thành truyền thống. Từ năm
1994 mỗi năm diễn ra một lần dịp Quốc khánh, đua đội
nam và đua đội nữ, huy động hàng trăm xuồng tham dự,
từ 14 xã. Thợ đóng xuồng từ các rạch Bà Đài, Bà Hẹ,
Bà Phụng... lắm khi đi mở “vệ tinh” tận vùng Cai Lậy
(ven Đồng Tháp Mười), Gò Quao (ven U Minh, Kiên
Giang), An Giang (khu Tứ Giác). Huyện Lai Vung, có
trên 200 hộ đóng xuồng sử dụng hàng trăm lao động
nam nữ! Lại còn nghề đan lờ, lọp ở xã Hòa Long, lờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.