355
chịu bó tay. Vốn là cần thiết, nhưng lòng dân lại là yếu
tố quyết định.
Nhiều thế hệ đã trôi qua. Đề cập đến sự hy sinh của
người đi trước về công lao khẩn hoang, chống ngoại
xâm, người thế hệ sau vẫn ngậm ngùi. Dường như tiềm
thức chúng ta trỗi dậy, vào ngày Tết, qua bài thơ nhan
đề Cội Nguồn vừa mới sáng tác, của một nhà thơ nữ,
xứ Đồng Tháp:
Chiều Tết ba mươi, chải đầu, mang guốc,
Mỗi năm Ba tôi làm việc ấy một lần
Vài sợi pha sương, da dày hơn đất,
Cần gì lược chải đầu, cần gì guốc cho chân.
Bước mạnh, nói to, mỗi năm có một lần
Ba nhẹ gót, lầm rầm khấn vái,
Tôi khép nép nhìn người đứng lạy
Cảm thấy mình sợ hãi trước tổ tiên.
Ôi cái điều thiêng liêng
Tôi cứ ngỡ không còn trong tôi nữa
Cuộc sống quay nổi chìm, lành vỡ
Tưởng đời ta như ngọn gió không nguồn.
Chiều ba mươi này bất chợt khói hương
Mùi nhắc nhở Cội Nguồn... Tôi khóc.
Giọt nước mắt tan vào nền đất
Ba tôi cúng xong rồi
bỏ guốc vuốt tay trơn
Thu Nguyệt (Nội san Huyện Lai Vung năm 2000)
Dân số gia tăng, ai cũng biết. Công cuộc “kế hoạch
hóa sinh đẻ” được vận động ráo riết, làm giảm đà gia