SÀI GÒN XƯA, ẤN TƯỢNG 300 NĂM VÀ TIẾP CẬN VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - Trang 71

71

chào nghiêm chỉnh. Bấy giờ, chưa có tơ bóng, quần áo
dệt với chỉ bông vải nên dễ rách; mặc áo vá ba bốn lỗ
là thường, nhưng giữ “lành cho sạch, rách cho thơm”.

Sự trưởng thành của Sài Gòn diễn ra trong thời gian

ngắn nhưng sự kiện dồn dập, ta gọi là có “bề dày lịch sử”.

Chợ Bến Thành xưa từ mé sông dời lên đường

Nguyễn Huệ, rồi đến quảng trường ngày nay, dường
như đã nhỏ bé.

Con rạch Bến Nghé cổ kính nối từ rạch Cát phía

Chợ Lớn ra cảng từ 70 năm qua chỉ còn là dòng nước
vô dụng, thay vào đó là Kinh Tẻ và Kinh Đôi nối liền
nhau, ngay thẳng và rộng rãi để đưa lúa gạo ra cảng.

Bến xe khách (xa cảng) nối liền với phía đồng bằng

lắm phen dời vị trí để mở rộng. Hồi 1914, ở bên hông
chợ Bến Thành, lại dời qua đường Phạm Ngũ Lão (bên
hông rạp Diên Hồng), rồi đến góc Nguyễn Cư Trinh
- Trần Hưng Đạo. Lại dời đến đường Lê Hồng Phong
trước khi đến phía Phú Lâm ngày nay, dời tất cả bốn lần.

Con đường ăn qua trước mặt hội trường Thống Nhất

được lần hồi thay tên đến lần thứ bảy! Thoạt tiên, là
đường số 26, rồi đường Hoàng Hậu (bấy giờ còn chế
độ quân chủ), là vợ của hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam,
lúc Pháp đánh Nam Kỳ. Năm 1870, Pháp thua Đức, lập
chế độ cộng hòa, bèn lấy tên vị thống chế Mác Mahôn,
(Mac Mahon), dân gian gọi đùa là “Mặt Má Hồng”. Sau
1945, thực dân tái chiếm Sài Gòn, đặt tên đường tướng
Đờ Gôn (De Gaulle) đã dày công giải phóng nước Pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.