1
Gia đình và trường học phải hợp tác chặt chẽ với nhau, cùng săn sóc hạnh
kiểm và sự học của trẻ, trao đổi những nhận xét riêng của nhau về trẻ; có
vậy mới khỏi thấy cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược, một bên tận tâm
xây dựng, một bên vô tình phá hoại. Gần đây nhiều người đã nhận thấy sự
cần thiết ấy và những hội phụ huynh học sinh đã bắt đầu xuất hiện ở Sài
Gòn.
Chúng ta mong rằng tại mỗi tỉnh nhỏ cũng sẽ có một hội và gia đình cùng
trường học sẽ bắt tay nhau hoạt động hăng hái hơn nhiều.
- Mỗi hội nên lập một tủ sách học sinh, như vậy chưa đủ; mỗi hội viên còn
nên cấm con em đọc những sách nhảm nhí, coi những phim bậy bạ. cấm
và kiểm soát. Học đường cũng nên lâu lâu làm một cuộc “ráp”, xét cặp sách
của trẻ xem có những loại sách “con heo” và loại “kiếm hiệp ba xu” không.
Cách đây độ một tháng, một báo ở Sài Gòn đăng tin hàng ngàn nữ sinh Hà
Nội gửi thư lên nhà cầm quyền xin cấm xuất bản hai loại sách ấy.
Tuổi thiếu niên là tuổi thơ mộng. Chỉ cấm trẻ đọc sách bậy chưa đủ. Phải
có những sách bổ ích và vui để các em đọc, phải nuôi cho các em một lý
tưởng, nếu không sự trống rỗng trong đầu óc các em sẽ hại cho tinh thần
các em lắm. Sao các hội phụ huynh học sinh không đặt ra những phần
thưởng để khuyến khích sự sáng tác các loại sách “Tuổi thơ” lành mạnh đó?
[25]
hoặc hùn nhau lập một nhà xuất bản những sách bổ ích cho thiếu nhi
và thanh niên? Ở Sài Gòn đã có được năm, sáu hội phụ huynh học sinh, mỗi
hội ít nhất cũng có năm trăm hội viên, tính chung các hội ở toàn quốc cũng
được sáu ngàn hội viên. Nếu mỗi hội viên mua được một cuốn thì chỉ xuất
bản cho các gia đình các hội viên cũng có lời rồi. Huống hồ còn nhiều độc