1
Ông Charles Piedvache trong một cuốn tôi đã dẫn ở trên, nói: “Những kỳ
thi là một sự cần thiết đáng buồn”. Đáng buồn thật. Nó bắt ta phải nhồi vào
sọ trẻ hàng trăm danh từ Địa lý, hàng chục niên hiệu, hàng trăm con số và
biết bao cái vô nghĩa khác nữa. Trẻ phải học ngày học đêm hàng năm sáu
tháng trời, học tới ốm o, xanh xao, có khi tới ho lao, loạn óc!
Ta đã bắt buộc phải nhồi sọ trẻ thì ta cũng nên nhồi sọ một cách có phương
pháp để trẻ dễ nhớ.
Trong cuốn “Kim chỉ nam của học sinh”
[20]
in kỳ nhì, tôi đã thêm một
chương chỉ cho học sinh ban Trung học cách tổ chức sự học năm thi ra
trường. Dưới đây tôi xin nhắc lại những qui tắc chính:
- Trước hết, đầu năm, bạn nên biết trong kỳ thi người ta sẽ hỏi về những
môn gì và chương trình mỗi môn ra sao?
Hệ số của mỗi môn là bao nhiêu?
Ít bạn hiểu sự quan trọng của hệ số, nên tôi xin lấy một thí dụ rất đơn giản
để giảng.
Chẳng hạn thi có hai môn: Tác văn và Toán mà hệ số Tác văn là 3, Toán là
1. Một trò giỏi Tác văn mà kém Toán, Tác văn được 12 điểm, Toán được 4
điểm. Tác văn hệ số là 3 thì 12 điểm nhân với 3, được 36 điểm; Toán hệ số
là 1 thì để nguyên, vẫn là 4. Cộng lại là 40 điểm, chia cho 4 (hệ số 3 cộng
với hệ số 1) được 10. Trò ấy đậu.
Một trò khác giỏi Toán mà dở Tác văn, được 6 điểm Tác văn và 16 điểm
Toán. Nếu cộng hai số ấy với nhau mà không kể đến hệ số của mồi môn thì