2
Học sinh thời này cũng như thời xưa, hễ ký tính mẫn tiệp và bền bỉ thì hơn
bạn và thi dễ đậu, nên luyện ký tính là một việc cần thiết.
Khoa học đã giảng được sự tiêu hóa, sự hô hấp nhưng chưa giảng được ký
tính.
Tại sao chúng ta nhớ được những việc cũ từ hồi một, hai tuổi, có lẽ cả
những việc trong tiền kiếp?
[22]
Chắc chắn là không nhớ bằng tế bào của óc. Nếu bảo hình ảnh mọi vật ghi
vào tế bào đó mà ta nhớ được thì tại sao, sáu bảy năm, tế bào óc đã thay đổi
hết mà ta vẫn còn nhớ được những việc cũ trên bảy năm?
Hình như óc chỉ giúp ta nhớ lại những hình ảnh, cảm giác cũ, còn chính
ngũ quan và cơ thể ta, hết thảy những bắp thịt của ta mới ghi những hình
ảnh cùng cảm giác ấy.
Khi ta đạp xe máy, óc nghĩ vớ vẩn mà chân vẫn đạp, thế là bắp thịt cặp giò
của ta nhớ công việc của nó và đều đều làm việc, không đợi óc ta sai bảo.
Một em bé thuộc bản cửu chương có phải là nhờ óc đâu, mà là nhờ tai cùng
những bắp thịt ở môi, ở miệng. Chẳng hạn học lớn tiếng một ngàn lần “7
lần 8, 56” bắp thịt ở môi quen với câu đó quá rồi, lần sau hễ nói “7 lần 8” là
tự nhiên ra 56. Cũng như quen đi qua một cánh cửa thấp, phải cúi đầu, rồi
một hôm, sửa cửa cho cao lên, ta biết vậy mà đi ngang qua cũng tự nhiên
cúi đầu xuống.
Thứ ký tính như máy đó, ta nên lợi dụng khi trẻ dưới bảy tuổi để dạy trẻ