SĂN SÓC SỰ HỌC CỦA CON EM - Trang 89

dụng ngữ hoặc bản cửu chương; nhưng một trẻ đã biết suy nghĩ thì ta nên

tập cho trẻ so sánh, phân tích, tổng họp để nhớ được lâu

[23]

.


Trong năm trẻ thi ra trường, ta nên giúp trẻ suy nghĩ, tìm liên lạc giữa các ý
để nhớ, còn những điều chỉ có thể nhớ một cách máy móc như niên hiệu,
danh từ Địa lý... thì để đến gần kỳ thi hãy cho trẻ học, có học trước rồi cũng
mau quên, không ích gì.

Những tên khó nhớ, ta bảo trẻ ghi vào sổ tay hoặc chép lên bảng đá để trên
bàn học, mỗi ngày nhìn vào đó đọc lớn tiếng ba lần, mỗi lần năm sáu lượt.
Như thế chỉ thi xong ít lâu, các em sẽ quên hết; nhưng có hề gì đâu, chính
mục đích của ta là vậy.

Mỗi người có một lối nhớ riêng: người nhớ bằng mắt (họa sĩ) mau hơn
bằng những cơ quan khác, người nhớ bằng tai (nhạc sĩ) mau hơn bằng mắt...
Ta nên biết ký tính của trẻ thuộc trong loại nào để lợi dụng triệt để thiên tư
của trẻ. Ví dụ em nào dễ nhớ bằng mắt thì ta bảo vừa học vừa vẽ nhiều
hình. Tuy nhiên, không nên sao nhãng hẳn những cơ quan khác và phải tập
cho trẻ em dùng đủ mọi cách để nhớ.

• Ai cũng nhận rằng thân thể có khỏe mạnh, óc có bình tĩnh thì mới dễ nhớ
lại những điều đã học.

Các bác sĩ còn nói máu lên óc nhiều thì dễ suy nghĩ, dễ nhớ và những người
thiếu máu thường hay quên.

Vậy ta đừng nên nạt nộ, cho trẻ hóa bối rối. Gần ngày thi, nên cho óc trẻ
được thảnh thơi.

Chỉ một đêm thiếu ngủ, lo lắng cũng đủ có ảnh hưởng tai hại đến ký tính
của ta. Chắc bạn nào cũng nhận thấy điều ấy. Vậy mà tôi không hiểu tại sao
có những bực phụ huynh học sinh cho con em uống trà, cà phê để thức tới
nửa đêm luôn trong năm, sáu tháng. Những trẻ đó dù có thi đậu cũng sẽ
đuối sức, không sao học lên cao được nữa, tôi biết nhiều em gắng sức quá,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.