vàng và sơ lược nhưng lại chủ quan, tự kiêu và ưa nghe những lời tâng bốc.
Anh ta thường gọi tôi là hiền đệ, là chú em, là công tử, là thằng nhỏ... Và
anh ưng kêu theo thứ bậc: Anh Tư.
- Là thiến tá nhưng tao làm việc của đại tá, của chuẩn tướng! Tham
mưu trưởng thì cứ nằm Sài Gòn suốt, hết chữa bịnh lại nhảy đầm, hết chọi
gà lại đánh bạc. Chuẩn tướng thì chỉ có ra lịnh. Chung cục là tao làm ráo
trọi! Đ. mẹ, thế mà mãi chưa được vinh thăng!
Bộ chỉ huy sư đoàn đóng ở căng Bảo Khánh. Đó là một căn cứ lớn
được xây lắp bằng khung sắt lợp tôn, rất thấp. Những nhà vòm của Phòng
tham mưu được điện khí hóa nhưng mùa khô nóng như rang rất khó chịu.
Các sĩ quan đều mong mỏi có ngày xuất trại, sống tự do ở Biên Hòa hay Sài
Gòn cho đã. Đó là những "ngày lên bờ của lính thủy".
Viên thiếu tá không cần đi xa. Gần ngay doanh trại anh ta cững đã có
quá nhiều bồ bịch. Có những dư luận bê bối về anh ta, nhưng anh ta vẫn vui
vẻ, nửa đùa bỡn, nửa thú nhận. Đôi lần chị vợ từ Sài gòn lên làm dữ nhưng
khi chị về là mọi chuyện đâu lại vào đấy. Anh ta nhún vai, cười hô hố:
"C'est la vie?", thế mới là cuộc sống chớ, bay!
Lớp sĩ quan trẻ coi thường Tùng Lâm, cho anh là loại vô học. Tuy vậy
họ chỉ thì thầm sau lưng thôi. Ngay một số thiếu tá, trung tá tiểu đoàn
trưởng, trung đoàn trưởng cùng phải vì nể.
Đã có lần anh ta nổi nóng đánh lộn với đồng cấp, bạt tai cấp dưới suýt
dẫn đến những vụ đọ súng. Anh ta thườug áp đảo đối phương vì thân hình
hộ pháp và những đường quyền thuật anh ta học được từ hồi còn làm vệ sĩ
cho tướng Hình.
"- Canh gác cẩn thận nghe bay! Để Việt cộng nhào vô là không còn cái
đội nón đó. Tua hai đâu có nhỏ thế mà chỉ một đêm là sạch trọi. Cảnh giác
nghen!".