đâu xa. Tắm giặt dưới suối. Cơm nước có người mang đến. Cần gì cháu cứ
nói với cậu. Ai hỏi chuyện cháu đừng nói gì về lai lịch của mình và công
việc của chúng ta. Đó là nguyên tắc để đảm bảo an toàn lâu dài cho cháu.
Cháu rõ chưa?
- Vâng ạ. Bây giờ cậu về trong cơ quan. Tám giờ cậu cháu ta lại làm
việc. Năm phút sau có một anh đứng tuổi mang cơm nước ra cho tôi. Anh
rất hà tiện lời nói nhưng lại hào phóng những nụ cười. Nghe giọng nói tôi
biết anh là người Tày. Sau khi lo cho tôi mọi thứ, anh chào tôi ra về. Đúng
tám gờ cậu tôi ra. Cậu mặc bộ quần áo màu gụ, đội mũ lá, vai đeo cái xắc
cốt vải bạt. Tôi bỗng nhớ lại hình ảnh cậu trước đây bảy năm và thấy thật là
khác biệt. Giá mà gặp nhau ngoài đường thì tôi khó mà nhận ra cậu. Việc
đầu tiên trong buổi sáng hôm đó là cậu kiểm tra tôi về kiến thức văn hóa.
Tôi còn nhớ rõ, tuy đã bỏ học ba năm: bài toán hình tôi chỉ làm trong mười
phút. Liếc qua két quả, cậu khen tôi là thông minh. Nhưng khi cậu dùng
tiếng Pháp để hỏi chuyện thì tôi lúng túng quá. Cậu nói rất chậm và thể
hiện cả ngữ điệu nhưng tôi đỏ mặt lên và không sao trả lời được.
- Không hiểu gì à?
Tôi trả lời là có hiểu một số nhưng không sao trả lời nổi. Cậu mở cặp
đưa cho tôi một cuốn Lecture1 (Sách tập đọc) cũ kỹ. Cậu bảo tôi dịch bài
"Tiếng súng trong rừng", tôi lại dịch thành "Ánh lửa trong rừng". Gập sách
lại, cậu hơi thất vọng:
- Nếu cháu cố gắng lắm thì hai năm nữa mới có được bằng tú tài.
Quân trường ba năm, xuất sắc ra hai mươi lăm tuổi cháu mới leo lên được
cấp trung úy. Bao giờ "ông" lên được đại tá cho tôi nhờ!
Hai cậu cháu tôi ôm nhau cười. Nhưng rồi cậu nhún vai trở lại tư thế
nghiêm nghị.