Tùng Lâm vỗ vai tôi và cả hai cùng cười, cười át cả bản nhạc
"Looking at the midnight", cười đến chảy nước mắt...
Chúng tôi sống vui vẻ với nhau ở VocaCity ba ngày thì Tùng Lâm
được Warrens gọi đi nhận kế hoạch huấn luyện mời.
Chuyến công du của Hoàng Quý Nhân đi Bắc Kinh được hoạch định
vào cuối tháng 8 năm 1979. Hứa Vĩnh Thanh đã đến Hồng Kông trước để
thu xếp chương trình nghị sự cùng các thể thức tiếp kiến. Đoàn có hai phụ
tá là tiến sĩ Hoàng Bảo Thạch, Tổng trưởng ngoại giao, nữ sĩ Lê Mộng
Vân, Tổng trưởng thông tin tuyên truyền.
Cuộc viếng thăm của họ được gọi là "thể theo" lời mời của Hội hữu
nghị Quốc tế, một tổ chức đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại giao Trung
Quốc. Hình thức này đặt ra để thu xếp những cuộc đàm phán và ký kết
những mật ước với đủ loại tổ chức phản động quốc tế cùng một số chính
phủ mà Trung Quốc không hoặc chưa có quan hệ ngoại giao chính thức.
Cùng đi với đoàn Nhân - Thạch - Vân đến Hồng Kông còn có tiến sĩ
Price, chuyên viên nghiên cứu Á Châu vụ thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Sự
tháp tùng của Price làm cho phái đoàn Nhân thân sức nạng. Price là người
bạn tốt của Trung Quốc. Ông ta thuộc phái "lục địa", người chủ trương chơi
con bài Trung Quốc đến cùng. Người ta gọi Price là tấm Pa-ne giúp Trung
Quốc bắc cầu sang phương Tây. Một nhân vật như thế chắc chắn sê được
Bắc Kinh vì nể và ve vãn.
Người vui thứ nhất trong dịp này có lẽ là Hứa Quế Lan. Vừa được gặp
tình nhân lại vừa được gặp cả chồng. Nhất là người chồng bỗng trở nên
danh giá, nổi tiếng, vị thủ tướng của chánh phủ Lâm thời Việt Nam ! Chưa
bao giờ Hứa Quế Lan tỏ ra dịu dàng, lễ độ với Hoàng Quý Nhân như lần
này. Chị ta hứa sẽ quản lý tốt lương bổng tài sản của vị thủ tướng đầu tư ở
các ngân hàng nước ngoài một cách hữu hiệu. Nhưng Nhân cũng chẳng
phải là người nhẹ dạ cả tin. Trong suốt những ngày ái ân nồng thắm Quế