đành gọi tôi. Nhìn qua tôi biết thứ này không phải dễ xài. Những bài học do
kỹ thuật viên Hoàng Quý Nhân truyền cho Phương Dung, Dung dạy lại cho
tôi đã quá cũ rồi. Liệu có ích gì trong chuyện này không.
- Jimi ạ, thứ này không dễ dò được đâu. Ta phải tìm ra mật mã của nó.
Cháu có thấy má cháu ghi chỗ nào một số có sáu chữ số không?
- Dạ không. Để cháu tìm xem... Nhưng liệu ta có thể bẩy ra được
không chú?
- Dĩ nhiên là có thể phá luôn chiếc cặp ra, nhưng rất phí. Có khi tất cả
những thứ đựng bên trong lại không giá trị bằng cái cặp. Để chú tìm xem
có cách gì không phải phá không.
Hai chú cháu kỳ cạch mãi nhưng vô hiệu.
Quy tắc của nó rất dễ hiểu, nhưng vì quá nhiều cách sắp xếp thứ tự
nên ta phải kiên trì như trò chơi ru bích vậy.
Gần một tiếng đồng hồ mấy mò toát mồ hôi, tôi đành bó tay
- Đến nước phải phá cặp thôi. Có thể má cháu phải dựa vào một con
số nào đó như số hộ chiếu, căn cước, số bằng lái xe, số ngày sinh nhật của
ai đó trong gia đình để nhớ. Tóm lại là phải trùng lặp với một số có sáu chữ
số để khi quên còn biết cách lần ra.
- Sinh nhật má cháu là 17-12-1942, của cháu 4-6-1961, của tiến sĩ
Price 20-10-1929.
- Cháu nhớ cả ngày sinh của Price? - Tôi ngạc nhiên.
- Vâng, cháu đọc trên bia mộ. Nó dễ nhớ vì ghi bằng số la mã XX -
X...