gì?
Ngay cả đến tình huống xấu nhất là Mỹ nhảy vào thay chân Pháp cũng
phải tính đến.
Câu trả lời duy nhất cho những tình huống phản trắc là: Cuộc cách
mạng miền Nam vẫn sẽ tiếp diễn dù có phải từ bỏ sự bình yên, dù phải tiến
hành thêm một cuộc chiến tranh nữa, dân tộc ta vẫn sẽ chấp nhận. Muốn
theo đuổi quyết tâm trên ta phải có chuẩn bị trước. Chính từ những dự báo
đó, từ tầm nhìn xa đó mà chúng ta phải có những cuộc hành quân thầm
lặng. Nó sẽ chỉ là những cuộc hành binh hòa bình thôi, nếu như các điều
khoản chính trị của hiệp định được thực hiện như đã ký. Tôi nhớ lại suốt
hai năm chờ đợi mục tiêu hiệp thương tổng tuyển cử, Ngô Dình Diệm phá
hoại khủng bố dữ dội như vậy mà tất cả những chỉ thị chúng tôi nhận được
đều nói lên rằng phía ta hết sức kiềm chế, biết tôn trọng chữ ký của mình
và chỉ giáng trả khi tình thế hết phương cứu vãn.
Có một tốp bốn đồng chí mang biệt danh A.59 đi sau chúng tôi vài
tháng. Những đồng chí này có nhiều thời gian chuẩn bị hơn chúng tôi. Họ
được vào Thanh Hóa để dự một lớp huấn luyện ngắn ngày. Người chỉ huy
trưởng là một cán bộ chính trị cấp tiểu đoàn mới được đưa vào "nghề". Một
nữ hiệu thính viên thạo việc, một thày thuốc, và một tình báo viên đã hoạt
động trong ngành này từ hồi đầu kháng chiến. Tốp này lấy danh nghĩa là sĩ
quan liên lạc đình chiến. Lúc đầu định tổ chức đi theo con đường hàng
không của Quân đội liên hiệp Pháp. Nhưng sau thấy phải chụp ảnh giao cho
đối phương làm thủ tục giấy tờ thì cấp trên đành phải chuyển hướng thâm
nhập. Họ đi theo tàu Ác-khăng-ghen của Liên Xô để vào Cà Mau đón đồng
bào và chiến sĩ tập kết. Vì đi theo đường của ta nên họ mang theo một điện
đài mười lăm oát mới, bốn súng ngắn và một số vũ khí đặc nhiệm.
Sau khi đổ bộ A.59 được tổ chức điệp báo miền Tây đón. Ở đây dù
được trang bị các loại giấy tờ hợp pháp, nhận mật hiệu liên lạc, xác định
các biện pháp hoạt động cụ thể. Họ hòa tan vào nhân dân, độc lập tiếp cận