gian lén giấu, lén bán, lén vận tử lưu kim vốn đã cấm suốt không ngừng,
sau này chẳng phải càng không quản nổi?
Lại thí dụ như, nếu không có gì bất ngờ xảy ra, sản nghiệp nhà xưởng
chung quy vẫn dài hơn tuổi thọ một đời của phàm nhân, dù triều đình chỉ
cho mười ba nghĩa thương dân gian này đặc quyền, đến đời con cháu sẽ
làm thế nào?
Nơi đốt tử lưu kim sau này sẽ ngày càng nhiều, nếu không tất nhiên khó mà
tiếp tục, như vậy triều đình phải cho cả đời con đời cháu họ đặc quyền sao?
Con cháu tách ra ở riêng thì làm thế nào? Nhà xưởng bị mua lại thì làm thế
nào? Nếu đặc quyền tử lưu kim cũng có thể mua bán, thế tương lai kẻ xấu
muốn trữ cương giáp hỏa cơ mưu phản, không phải quá tiện à?
Mà nếu loại đặc quyền này chỉ mua bán một lần, với người không với
xưởng, thế về sau mười ba người có quyền này chết rồi, nhà xưởng tan rã,
chẳng phải lưu dân sẽ hoành hành?
Trước mắt thế hệ lưu dân này biết họ trôi giạt khắp nơi là do ngoại địch, là
triều đình cho họ cơm ăn, an bài nơi đi cho họ, nhưng lưu dân mấy chục
năm sau xuất hiện sẽ nghĩ thế nào? Họ sẽ chỉ cảm thấy là triều đình cưỡng
chế thu hồi đặc quyền đập bát cơm của họ, cứ như vậy, chẳng phải là giải
nguy cục nhất thời, chôn xuống mối họa vô cùng sao?
Ngoài ra còn có đủ loại lo ngại, không hề ít, cuối cùng Phương Khâm dùng
cách nói văn nhã tổng kết: tóm lại, kẻ xúi giục bán tử lưu kim cho tư
thương, hoặc là đầu óc đơn giản, căn bản lo đầu không lo đuôi, chỉ nhìn
trước mắt không nghĩ thử nên kết thúc thế nào, hoặc căn bản là một cây gậy
chọc cứt, mượn gió bẻ măng, không biết có rắp tâm gì.
Phương thượng thư tài trí hơn người, một bản tấu chương dài thượt, chữ
chữ câu câu chọc vào lòng Hoàng đế Long An.
“Nếu tấu này theo đường thông thường, đưa đến Sở quân cơ trước, chúng
ta còn có thể ngăn cản,” Giang Sung thở dài nói, “Nhưng mà… Ôi, Vương
gia, Phương gia ở trong triều dù sao cũng có căn cơ vững chắc.”