chằm chằm. Chị ta suy nghĩ về người đàn ông này, trước hết quan sát cái
túi đeo trên vai, sau đó là phán đoán xem thần kinh của anh có bình thường
không. Chị ta tự rút ra kết luận: Việc này sẽ có lợi cho mình, người đàn ông
này có thể moi tiền được đây, chắc chắn anh ta không phải là người mắc
bệnh thần kinh. Hãy buộc anh ta phải nôn tiền ra. Nghĩ vậy, chủ quán đến
bên Triệu Ngư:
- Chào anh, mời anh vào thăm cửa hàng chúng tôi.
Triệu Ngư nhìn người đàn bà. Từ cá thể đến cá thể... Triệu Ngư hỏi:
- Chị quen tôi à?
- Cùng là hàng xóm láng giềng, có ai không quen nhau đâu, chỉ có điều
không biết tên thôi. Mời anh vào cửa hàng một lát, tôi không dám làm lãng
phí thời giờ vàng ngọc của anh đâu. - Nữ chủ quán cười nói.
Hàng xóm láng giềng cùng phố phường, câu nói nghe thật hay, Triệu Ngư
nghe rất bùi tai. Anh bước vào cửa hàng. Cửa hàng tuy không rộng nhưng
cách bài trí rất hấp dẫn. Có hai cô gái từ trong cửa hàng vội bước ra.
- Anh thấy cửa hàng của tôi thế nào? - Người nữ chủ cửa hàng hỏi.
- Rất đẹp.
- Tôi mở cửa hàng này được hơn nửa năm rồi, hàng ngày vẫn trông thấy
anh đi, về qua đây.
- Thật thế ư? - Triệu Ngư nhìn tấm gương treo tường.
- Xin phép được hỏi: quý danh tên là gì. - Chủ cửa hàng nói.
- Tôi họ Triệu.
Nhìn trong gương thấy mình béo hơn năm ngoái, thảo nào Thương Nữ bảo
dễ tăng đến ba cân.
- Tôi họ Diệp, anh cứ gọi tôi là Tiểu Diệp cho tiện.
Hai cô gái ngồi bên cười khúc khích.
- Ông chủ Triệu... - Chủ cửa hàng lại nói.
- Tôi không phải là ông chủ. Vừa rồi chị bảo vẫn trông thấy tôi đi làm về
kia mà. - Triệu Ngư nói.
- Anh Triệu, anh đã vào đây, nên sửa sắc đẹp một tí, gọi là chiếu cố đến
việc làm ăn của cửa hàng tôi, da của anh cần được bảo dưỡng cho trắng
hơn... - Tiểu Diệp cười cải chính.