chị nói rõ ý định phát động một đợt quyên góp lấy tiền ủng hộ chị, nhưng
đợt quyên góp ấy chẳng những không đem lại kết quả gì, trái lại làm chị
ngượng tím mặt. Phần lớn học sinh cấp ba đều thuộc diện nghèo rớt mùng
tơi. Sau đó nửa năm, Nam Tử đành cắn răng từ biệt giáo viên chủ nhiệm, từ
biệt mái trường thân yêu, trở về quê làm ruộng. Khi ra khỏi cổng trường,
nước mắt chị đầm đìa. Về đến nhà mẹ chị đang ốm nặng, bố thì giữa đêm
uống rượu say xỉn, anh trai Nam Phàn thì gào thét như điên loạn ngoài
đồng...
Bây giờ tình thế đã khác rồi, Nam Tử rất muốn gặp lại giáo viên chủ nhiệm
của mình.
Vì là buổi chiều, nên người đi lại trên đường rất thưa thớt, ánh nắng đầu
mùa Hạ rọi chiếu xuống khuôn mặt và cánh tay. Buổi sáng, lúc ra đi, Tôn
Kiện Quân đã dặn chị phải đem theo kem chống nắng. Khi xuống tàu, chị
đã bôi qua một lượt. Chị là người phụ nữ biết nghe lời, tuy nhiên bản thân
chị không hề sợ bắt nắng. Ở Thành Đô, vào tháng Bảy, trời nắng như thiêu
như đốt nhưng khi ra đường chị cũng không bôi kem, không đội ô. Với chị,
ánh nắng có cái gì đó rất gần gũi, thân thương. Ánh nắng ở miền sơn dã
vừa long lanh vừa sinh động, nếu che ô thì quả là chuyện nực cười.
Trường thực nghiệm nằm ở cuối một con đường hẻo lánh, trước cổng
trường có một cây cổ thụ người ôm không xuể, tán lá sum sê như một cái ô
che lấp mặt trời, tỏa bóng râm thoáng mát. Vì nhà trường nghỉ lễ Mồng một
tháng Năm cả tuần, nên người bán hàng rong tụ tập dưới bóng cây khá
đông. Nam Tử mua một chiếc quạt nan, tiện thể mua luôn một ít dưa để ăn
dọc đường ở cổng trường, một ông lão đang khoanh tay đứng nhìn, Nam
Tử vẫn nhớ ông lão, đó là ông Giang, bảo vệ. Nam Tử tiến lại gần nói với
ông lão cháu là học sinh cũ của trường. Không đợi Nam Tử nói hết, lão
Giang đã cắt lời: - Cô vào đi, vào đi, nhà trường cũ rất hoan nghênh cô.
Nhà trường cũ? Nam Tử rất không muốn nghe cái từ này. Học được nửa