trời phú, rõ ràng chị nổi bật trong đám đông. Hai người đàn bà siết chặt tay
nhau, Thương Nữ khen áo sơ mi của Tưởng Vận đẹp quá. Tưởng Vận quay
lại hỏi Triệu Ngư:
- Liệu tôi ăn mặc thế này có hở hang quá không?
- Tôi không thấy thế. - Triệu Ngư nói.
- Có gì đâu mà phải lo? Chị thử nhìn các cô gái xem.
- Khi mua chiếc áo này, mình đắn đo mãi, chủ cửa hàng lại cứ tán vào.
- Trông rất đẹp.
- Chất liệu vải tốt đấy vừa mềm vừa bó sát người.
- Mình đang sợ bó sát người quá.
- Vì chị quen mặc Âu phục rồi, bây giờ mới thấy thế.
- Các bạn bảo là được, mình sẽ thôi không tặng người khác chiếc áo này
nữa. - Tưởng Vận nói.
- Nếu cho đi sẽ đáng tiếc lắm đấy, co người chị... - Thương Nữ nói.
Hai người đàn bà lưu luyến không muốn rời nhau, Triệu Ngư đứng trên hè
phố ngắm nhìn quảng trường rồi quay lại nhìn họ. Tưởng Vận cao 1 m 70,
chị đã cao như vậy từ khi còn chơi bóng rổ ở trường. Mùa Hè chị mặc quần
soóc, mùa Đông mặc bộ đồng phục vận động viên khiến ai cũng phải khen
ngợi. Vào những ngày nắng ấm, chị chơi bóng đến vã cả mồ hôi, phải cởi
cả quần dài ra để lộ bộ đùi hấp dẫn và nõn nà. Các bạn trai xem chị chơi
bóng rổ rất mê động tác lên rổ đồng thời cũng mê cả bộ giò của chị nữa. Bộ
giò khi đứng yên, khi chạy... Quân Trị Bình là người mê bóng rổ nhất, nếu
cần kể thêm thì người thứ hai phải là Lý Phùng. Hồi đó khổ người Lý
Phùng nhỏ nhắn, chân tay khẳng khiu, thường phải chen lấn, xô đẩy giữa
đám đông. Anh thường xem Tưởng Vận thi đấu ở hiệp hai, anh không thích
động tác nhảy ba bước và động tác ném rổ của Tưởng Vận. Anh nổi tiếng
về tài đi nhặt bóng, được mệnh danh là người chạy nhanh... Thế rồi vào
một năm anh lấy một cái gậy thật dài đặt lên vai gánh tất cả các cặp sách
bạn học suốt một tuần... làm Triệu Ngư cười như nắc nẻ. Lý Phùng có rất
nhiều biệt danh, nhưng đã hơn một năm nay, Triệu Ngư chưa gặp anh. Anh
đã có những chuyển biến tốt, Hỷ Nhi đã cho anh một bài học, Tưởng Vận
đã làm thay đổi anh, tâm hồn tối tăm đã lóe lên đôi chút ánh sáng.