đây là nơi luyện linh đơn của Tôn Tư Mạc. Điều kỳ lạ là trên các vách đá,
cỏ cây không mọc nổi, cứ vào ban đêm là có ánh sáng, anh có muốn đi xem
không?
- Cô không sợ à? - Triệu Ngư nói.
- Không, em không sợ, còn anh? - Lâm Hạnh Hoa nói.
- Cô không sợ thì việc gì tôi phải sợ? - Triệu Ngư cười bảo.
- Nếu không sợ, chúng ta đến đó xem sao.
- Nhưng còn ông phó giám đốc và hai người nữa thì sao?
- Ai thích chơi mạt chược cứ chơi, ai thích đi tham quan cứ đi. Chúng ta đi
thôi.
Động Đơn Sa cách Thanh Âm Các chừng ba cây số, ánh trăng rọi chiếu
xuống nền đường rất dễ đi. Đôi khi gặp phải một đoạn đường gồ ghề, Triệu
Ngư lại níu lấy tay Lâm Hạnh Hoa. Gió núi lúc có lúc không, dòng nước
dưới lòng sông vẫn chảy êm đềm. Đường đá được hình thành tự nhiên bên
vách núi cao cheo leo, đúng như Lâm Hạnh Hoa mô tả, đây là một kiệt tác
của trời đất khi tạo thành dãy núi, những cành cây cổ thụ vươn dài trông
như những cánh tay của người khổng lồ. Nếu chẳng may gặp một đêm sấm
chớp, gió thổi mạnh, tiếng cây rừng réo vi vút thì liệu có ai dám vào động
Đơn Sa không, sợ chết khiếp đi được. Lâm Hạnh Hoa quả là một cô gái gan
dạ, song cô vẫn phải thú nhận với Triệu Ngư rằng: Đây là lần đầu tiên cô đi
tham quan núi ở Nga Mi Sơn. Đi đến một đoạn cây cối thưa thớt, ánh trăng
nhè nhẹ chiếu, đôi nam nữ nắm tay nhau cùng đi. Cảnh tượng đó khiến
Lâm Hạnh Hoa bỗng nhớ lại và liên hệ việc đi chơi trên núi Nga Mi Sơn
hôm nay cũng na ná như chuyến đi Cầu Khê giữa cô và Triệu Ngư. Đúng là
cảnh tượng này chỉ nằm mơ mới thấy. Nhưng cô lại nghĩ một điều khác:
Đây là cảnh thần tiên của hai con người bé nhỏ bình thường, không phải
bất cứ ai cũng có được.
Đã đến động Đơn Sa. Ở đây cũng có đền thờ, tên gọi là đền Ngưu Tâm, hai
người rón rén bước đi, tránh không làm kinh động các tăng ni trong đền.
Khi đi đến cách động khoảng ba mươi mét, Lâm Hạnh Hoa chỉ cho Triệu
Ngư thấy những đốm lửa lân tinh lúc ẩn lúc hiện. Lâm Hạnh Hoa khẽ hích
tay nói nhỏ với Triệu Ngư: