vàng, kiếm một mảnh đất để ở đã khó thì lấy đâu ra đất mà trồng trọt, phát
triển mô hình VAC, vậy là anh bạn điềm nhiên với thú vui tao nhã, trở
thành "đại gia nông dân" khi cung cấp thực phẩm sạch cho các siêu thị ở
những thành phố đô thị loại I.
Cũng có bạn khác, thấy quê hương có sản phẩm chủ lực là nước mắm,
bạn trở về, công thức gia truyền đã có sẵn, chi phí nhà xưởng nhân công ở
quê hương cũng thấp hơn so với ở thành phố lớn, vận dụng những gì đã học
được, bạn nghiễm nhiên làm ông chủ xưởng nước mắm có tiếng với doanh
thu tính bằng 8 con số mỗi năm.
Và nhiều người khác nữa cũng chọn cách trở về làm giàu trên quê
hương. Bỏ lại sau lưng sự hào nhoáng của thành phố lớn, sự cười chê của
bạn bè rằng học xong lại cắp gói về quê. Bởi vì chỉ họ mới hiểu rõ nhất, về
quê họ có tất cả mọi điều kiện thuận lợi để bắt tay vào khởi nghiệp; còn ở
lại, hành trang của họ chỉ có mỗi tấm bằng - một ước mơ, quá ít ỏi để
"chiến đấu" trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.
Tôi vẫn nhớ như in nụ cười hiền của anh "đại gia nông dân" khi nói
với tôi rằng: "Em thấy về quê làm chăn nuôi mà hay đó chị, ăn đồ sạch mỗi
ngày, hít khói bụi ít đi".
Thật ra, anh chàng nghĩ đơn giản thế thôi. Nếu ngày đó không quyết
về quê làm chăn nuôi thì giờ này trước mặt tôi vẫn là một cậu sinh viên ra
trường đôi năm, với mức lương vài triệu, chật vật xoay sở ở chốn Sài thành
đắt đỏ, chứ không phải là một ông chủ như thế này.
Vậy đó, chăn nuôi, bán nước mắm không có nghĩa là an phận, không
có hoài bão. Khởi nghiệp không có nghĩa là mặc áo vest, đi giày tây, ở đô
thị lớn, ngồi văn phòng sang. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta muốn làm gì
và ở đâu thì đáp ứng được những điều chúng ta muốn?