SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 24

Các vị là những bực minh triết, học vấn cao thâm

Các vị lý hội và hiểu biết

Làm sao, nơi nao và khi nào tất cả đều phối hợp?

Tại sao tất cả đều trao đổi yêu đương ân ái?

Hỡi các vị, các bực chí minh, hãy nói tôi biết đầu đuôi!

Hãy cho tôi thấy chuyện gì đã xảy đến cho tôi,

Hãy cho tôi thấy nơi nao, làm sao và khi nào

Tại sao chuyện như thế lại đến với tôi?

Burger

[13]

Người ta có thói coi các nhà thơ nhất thiết chỉ lo mô tả ái tình. Ái tình

thường là đề tài chính của mọi vở kịch, cổ điển cũng như lãng mạn, Ấn như
Âu; đồng thời nó cũng vẫn là chất liệu của phần lớn thi ca trữ tình và hùng
tráng; chưa hết, ngoài thi ca còn hành đống tiểu thuyết mà tại mọi xứ văn
minh ở Âu, và từ bao thế kỉ nay, mỗi năm sản xuất đều đều cũng như hoa
quả của trái đất. Tất cả các tác phẩm ấy xét cho cùng đều chẳng qua chỉ là
những sự diễn tả, hoặc sơ sài, hoặc tỉ mỉ, về cái đam mê mà chúng ta đề cập
đến đây. Lại nữa các mô tả thành công nhất về cái này, chẳng hạn như
Roméo và Juliette, laNouvelle Héloise, Werther, đều trở thành bất hủ. La

Rochefoucauld

[14]

cho rằng ái tình đam mê cũng chẳng khác gì ma, ai ai

cũng nói đến, nhưng chẳng ai thấy; và Lichtenberg

[15]

cũng vậy, trong tập

khảo luận về sức mạnh của ái tình, ông cũng phủ nhận và bác bỏ cái thực
tính của đam mê này cùng sự phù hợp của nó với thiên nhiên: nhưng đó là
một sự lầm lẫn lớn. Vì một cái gì xa lạ và trái với bản chất con người, tức là
một sản phẩm kỳ cục riêng của tư tưởng, không thể nào lại đời đời được
thiên tài thi ca không ngớt mô tả, và lại được nhân loại tiếp đón với một
lòng ái mộ không bao giờ khô cạn; vì không có chân lý không thể có thẩm
mỹ:

Không gì đẹp bằng cái thật: chỉ cái thật mới đáng yêu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.