SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 22

sông động về bản tính của thế gian”, và “tất cả các tư tưởng được mô tả
trong đó đều được sao lại từ một ấn bản trực giác, vì được phát xuất từ đối
tượng, mà không cần biết chúng đưa đến cái gì. Tất cả đường bán kính xuất
phát từ ngoại biên đều tập trung về cùng một trung tâm điểm”. Do đó mà có
những lời tuyên bố như “tư tưởng duy nhất”, “thành Thèbes trăm cửa”, v.v...
Vì chưng triết lí chẳng phải là luân lý, là tôn giáo, mà là công trình nghệ
thuật, nên triết gia, cung nghư nghệ sĩ, không buộc phải gò mình theo kiểu
mẫu mình đã tạo ra: phát giác bản tính của thế gian và bí mật của cứu rỗi
chẳng phải là đồng thời vạch hướng cho ý chí, cũng chẳng phải ra chỉ thị
cho nó. Triết gia nằm trong tác phẩm của mình cũng như nghệ sĩ nằm trong
tác phẩm của họ, bằng cái hăng say, cái xác tín khi đóng vai trò của nhân
vật chính mà thiên tài của mình gợi hứng cho mình và mình hiện thân trong
vai trò ấy. Vì vậy, thái độ bi quan của ông về con người và sự vật đồng thời
cũng diễn đạt cái cảm thức của ông về cái khả năng hơn người của cái thiên
tài của mình, và nhờ đó ông thấy mình từ trên nhìn xuống thế gian và các
đám người lúc nhúc. Ông là thước đo cho mọi lòng kiêu ngạo và một thiên
tài xuất chúng loại lãng mạn. Schopenhauer thường hay nói: “Tôi không
phải là ông thánh”. Và lời tuyên bố này chả có gì là tự hạ.

Sự mâu thuẫn giữa nhân cách và tác phẩm do đó được bù đắp bằng sự

hòa hợp giã tác phẩm với đặc tính tri thức của tác giả, với đường nét của
thiên tài của ông. Và, đối với Schopenhauer, sự hòa hợp này là điều thiết
yếu, vì theo ông, nhân cách tri thức, chứ không phải nhân cách đạo đức, tạo
ra con người hơn người. Thật vậy, ông viết: “Đặc tính tri thức quyết định
diện mạo của những bậc thiên tài mà tôi xin gọi là những nhà lý thuyết; đặc
tính ấy đóng lên họ cái dấu của sự lỗi lạc, nhất là trong đôi mắt và trên trán.
Ở các người tầm thường, cái diện mạo lý thuyết ấy chỉ là bóng mờ. Trái lại,
diện mạo thực tế, của tâm trạng luân lý hiện diện ở mọi người: nó hiển hiện
ở mồm.” Chắc chắn là Schopenhauer không ưa đường nét của mình, nhưng
điều thiết yếu là có ở đôi mắt và ở trên trán cái dấu của thiên tài là đủ, và vì
thế ông không cần mình phải là một ông thánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.