SIÊU HÌNH TÌNH YÊU, SIÊU HÌNH SỰ CHẾT - Trang 115

[43]

. Horace (Quintus Horatius Flaccus): Nhà thơ trữ tình tiếng Latinh, người Ý (65 BC - 8 BC).

[44]

. Henry ThomasColebrooke (1765 - 1837): Nhà Đông phương học người Anh.

[45]

. Thomas Cogswell Upham (1799 - 1872): Nhà triết học và nhà giáo dục Mỹ.

[46]

. Hermès Trismégiste: Nhân vật huyền thoại mà người ta bảo là tác giả của nhiều tác phẩm chính ra do các triết gia tân -

Platon viết. Những người này cho rằng Toth hay Hermès đã khởi xướng ra khoa học nhân văn mà họ cho là nguồn gốc của mọi

khoa học.

[47]

. Simnonistes, đệ tử của Simon nhà phù thủy; đồng thời với các sơ đồ, Chúa cứu thế xứ Samarie, môn đệ của Dosithée.

Ông đi khắp miền Cận Đông cùng với Hèléne, một cô gái mãi dâm trước kia, mà ông bảo là thần Ennoia bị đày xuống cõi trần,

buộc phải đầu thai nhiều kiếp, và được ông giải thoát. Ông được coi như là tổ sư phái duy tri (gnosticisme). Vào giữa thế kỷ II, đệ

tử ông còn rất đông và Eusèbe, vào thế kỷ IV, nói đến giáo phái ông như một giáo phái hùng mạnh.

Basilidens, đệ tử của Basilide, một trong số các nhân vật duy tri trứ danh nhất, sống tại Alexandrie vào năm 125. Saint Irénée

trong cuốn Adversus Haereses và Hippolyte trong tập Philosophumena đều có trình bày triết thuyết của ông, nhưng khác nhau.

Ông hình như chịu ảnh hưởng của các thuyết Phật giáo (mà giới Alexandrie không phải không biết). Môn phái Basilidien thoạt

đầu thịnh hành ở Ai Cập và Nam Âu, mất hẳn vào thế kỷ IV.

Valentiniens, phái duy tri sáng lập vào năm 140 do Alexandrin Valentin mà triết hệ là một loại lưu xuất thuyết

(émanationnisme) rất là phức tạp. Ptolémée từng là đệ tử của ông.

Marcionistes, phái khổ hạnh sáng lập tại La Mã vào năm 144 do Marcion. Phái chủ trương khiết tịnh để tránh tăng gia sự

thống trị của Tiểu thần chủ sự đa dâm.

Gnostiques, đệ tử phái duy tri (gnosticisme), coi trực quan (gnose) là một tri thức thuần túy trực cảm vượt lên trên lý trí luận

biện đột nhiên giác ngộ người ta hoàn toàn. Đối với con người, bị ném vào một thế giới phi lý và bản tính xấu, tri thức này đưa lại

sự cứu rỗi. Nó giúp con người ý thức được số phận hẩm hiu của mình là cái số kiếp trần ai này đây, và khi đã thừa nhận mình là

một mảnh bị sa đọa của thế giới siêu việt, thì cần phải tìm sự cứu rỗi. Cá nhân có thể được cứu rỗi bằng tri thức chứ không phải

bằng các công trình. Thuyết duy tri rất biến thiên, thuyết duy tri Thiên Chúa chỉ là một môn phái của nó.

Manichéens đệ tử của Manès (216 - 277). Sáng lập ra một tôn giáo nhị nguyên mà các nguyên tố được mượn của các tôn giáo

Babylonie, Ba Tư, của Thiên Chúa giáo duy tri và của Phật giáo. Tôn giáo này chủ trương khổ hạnh và khiết tịnh.

[48]

. Thần chết phán: Ngươi là sản phẩm của một hành động lẽ ra không nên có; vậy ngươi phải chết để xóa bỏ nó.

[49]

. Về danh từ niết bàn, người ta đưa ra nhiều nguồn gốc khác nhau. Theo Colebrooke (Transt. of the roy. Asiat. soc. Tập I,

trang 566), bởi có chữ wa, là thổi, như gió, đứng sau phủ nhận từ nir, nên có nghĩa là “sự vắng gió”, còn là động từ thì nó nghĩa là

“tắt” - cũng vậy, Obry, trong cuốn Du nirvana Indien (Luận về niêt bàn Ấn), nói: “Nirvanam theo chữ Phạn nghĩa đen là sự tắt,

như sự tắt của lửa. - Theo Asiatic jourrnal”, tập 24 trang 735 đúng ra là nerawana, gồm có nera là không, và wana là sự sống do đó

có nghĩa là tuyệt diệt (annihilatio). - Trong cuốn Eastern monachism (Đời sống tu hành Đông phương), Spence Hardy cho chữ

Nirwana do ở chữ wana là những dục vọng tội lỗi, đi với phủ nhận từ nir. - Trong bản dịch cuốn lịch sử các dân Mông Cổ Đông

phương (Historire des Mongols orientaux), trang 307, J.J.Schmidt bảo rằng chữ Phạn nirwana dịch sang tiếng Mông Cổ thành

một từ ngữ có nghĩa là ra khỏi khổ cực - thoát khỏi khổ cực. - Theo các bài giảng dạy của nhà thông thái này tại viện Hàn lâm

Pétersbourg, Nirwana tương phản với sansara tức là thế giới của những lần tái sinh không ngừng, của những dục vọng và khao

khát, của những ảo giác, và những biến dạng, của sinh lão bệnh tử. - Theo nhân ngữ Miến Điện, chữ nirwana, cũng như các chữ

Phạn khác, bị đổi thành nietban và được dịch là “tuyệt diệt”. Xem Description of the Burmese empire của Sangermano, bản dịch

của Tandy Rome 1833. Trong ấn bản đầu tiên năm 1819, tôi cũng viết là nietban, vì lúc đó chúng ta mới biết Phật giáo qua chút ít

tài liệu của người Miến Điện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.