SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 108

Hệ tuần hoàn của động vật không xương sống rất đa dạng, tùy thuộc vào

kích thước và hình dạng của cơ thể. Môi trường sống khác nhau cũng gây ra sự
biến đổi tiến hóa của hệ tuần hoàn.

- Xoang tiêu hóa - tuần hoàn:

Những động vật đơn giản như hải miên và ruột khoang chưa có hệ tuần hoàn

thực sự. Thành cơ thể của chúng chỉ gồm 2 lớp tế bào bao lấy một xoang ở
trung tâm gọi là xoang tiêu hóa tuần hoàn. Xoang này được dùng vừa để tiêu
hóa, vừa để phân phối các chất cho cơ thể. Các chất dịch trong xoang được
thông với môi trường nước ở bên ngoài qua một lỗ duy nhất. Và như vậy, cả
hai lớp mô ở ngoài và ở trong thành của cơ thể đều tiếp xúc trực tiếp với chất
dịch của xoang. Sự tiêu hóa được bắt đầu trong xoang và các chất dinh dưỡng
được hấp thụ trực tiếp tại các tế bào của lớp trong, và được khuếch tán vào lớp
ngoài ở một khoảng cách rất ngắn.

Ruột khoang và đa số giun dẹt đều có xoang tiêu hóa - tuần hoàn với một lỗ

thông với bên ngoài. Xoang tiêu hóa có mọc nhánh vào trong các phần của cơ
thể tạo điều kiện cho sự khuếch tán của các chất được đễ dàng hơn.

- Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín: Đối với các động vật có cấu tạo phức

tạp hơn, gồm nhiều lớp tế bào thì xoang tiêu hóa - tuần hoàn không đủ để vận
chuyển các chất cho toàn bộ cơ thể bởi vì khoảng cách khuếch tán quá lớn để
có thể phân phối nhanh chóng các chất dinh dưỡng và thải loại các chất thừa.
Cơ quan tuần hoàn được phát triển phức tạp hơn gồm 2 dạng: hệ tuần hoàn kín
và hệ tuần hoàn hở. Cả hai hệ tuần hoàn này gồm có 3 thành phần cơ bản sau
đây: dịch tuần hoàn (máu), hệ thống ống (mạch máu) để phân phối máu đi toàn
bộ cơ thể và một bơm bằng cơ (tim). Tim có tác dụng đẩy máu bằng cách sử
dụng năng lượng trao đổi chất để làm tăng áp suất thủy tĩnh của dòng máu. Áp
suất này giảm dần theo dòng máu từ khi máu ra khỏi tim, và giảm dần theo
dòng máu đi và trở về tim. Áp suất này là động lực vận chuyển máu trong hệ
tuần hoàn. Đối với côn trùng và các động vật chân khớp khác, và đa số nhuyễn
thể có hệ tuần hoàn hở (hình 2.9A) qua đó máu trực tiếp thấm quanh các cơ
quan, ở đây không có sự cách biệt giữa máu và dịch mô, và dịch cơ thể hỗn
bợp này được gọi là “dịch máu” (hemolymph). Có một hoặc nhiều tim bơm
dịch máu vào trong một hệ thống xoang (sinus) bao quanh các cơ quan. Tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.