không ra khỏi tế bào. Ví dụ, đối với nơron của động vật có vú, trong dịch ngoại
bào nồng độ ion Na+ với 150mM (milimol), còn nồng độ ion K+ là 5mM.
Trong bào tương nồng độ Na+ là 15mM và nồng độ K+ là 150mM (hình
4.6).
Như vậy, tỷ lệ giữa nồng độ Na+ giữa dịch ngoại bào và bào tương là 150:
15 = 10 và tỷ lệ giữa nồng độ K+ giữa dịch ngoại bào và bào tương là 5: 150 -
1/30 (chưa kể các gradien của các anion khác). Gradien Na+ và K+ được duy
trì nhờ bơm Na+ - K+. Giả sử ta dùng chất dộc để ức chế hoạt động của bơm
Na+ - K+ thì gradien biên mất và điện thế nghỉ không tồn tại.
Thật ra, để duy trì điện thế nghỉ không chỉ có sự tham gia của bơm Na+ - K+
mà còn có hai nhân tố quan trọng đã kể ở trên: tính thấm của màng sinh chất
đối với ion Na+ và K+ là khác nhau (kênh ion K+ thường được mở nhiều hơn
so với kênh Na+). Bình thường màng có tính thấm đối với ion K+ cao hơn so
với ion Na+. Hơn nữa, tuy các ion K+ và Na+ đóng vai trò chủ yếu nhưng vai
trò của các ion khác như ion Cl- và ion Ca2+ cũng rất quan trọng, cũng như
các anion hữu cơ khác có trong bào tương.
a) Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
- Đo điện thế màng - điện thế nghỉ:
Dùng 2 vi điện cực nối với một điện kế cực nhạy, đặt một điện cực phía
ngoài màng và một cực xuyên qua màng cắm sâu vào bào tương của đối trục.
Kim của điện kế sẽ lệch đi một khoảng chứng tỏ có sự chênh lệch điện tích
giữa trong và ngoài màng. Ở trạng thái nghỉ, mặt trong của màng (trong bào
tương) tích điện âm (-) và mặt ngoài tích điện dương (+). Đó là diện thế màng
hay là điện thế nghỉ (điện tĩnh), hình 4.8 (1). Trị số diện thế nghỉ ghi được
khoảng - 70mV.
- Điện thế hoạt động:
Khi bị kích thích, điện thế màng bị thay đổi từ điện thế nghỉ sang điện thế
hoạt động (điện động) và do được +40mV, hình 4.7. Sử dụng máy giao động ký