SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 185

a) Cơ xương ở động vật có xương sống

- Cấu trúc của cơ xương:

Cơ xương của động vật có xương sống còn được gọi là cơ vân, bám vào

xương và chịu trách nhiệm cho cử động của xương, có cấu tạo từ hệ thống gồm
những đơn vị cấu tạo sợi có kích thước nhỏ dần. Cơ của động vật có xương
sống bao gồm một bó những sợi dài chạy song song với chiều dài của cơ. Mỗi
sợi là một hợp bào có nhiều nhân, cho thấy nó được cấu tạo từ sự kết hợp của
nhiều tế bào phôi. Một sợi cơ là một bó gồm nhiều sợi rất bé được gọi là tơ cơ
(miofibril) được sắp xếp dọc sợi cơ. Tơ cơ đến lượt nó, lại được cấu tạo từ hai
loại vi sợi (miofilament): một loại vi sợi mảnh và một loại vi sợi dày. Loại vi
sợi mảnh có đường kính khoảng 5 - 7nm là gồm có vi sợi actin liên kết với sợi
protein tropomiozin cuộn xoắn quanh nhau. Vi sợi dày có kích thước lớn hơn
(khoảng 10nm) là vi sợi miozin. Trong tơ cơ các vi sợi actin và vi sợi miozin
xếp xen kẽ nhau tạo cho sợi cơ xương có tính đặc thù là cấu tạo vân ngang nhạt
(tạo nên đĩa I) và vân ngang đậm (tạo nên đĩa A) xen kẽ nhau, do đó cơ xương
thường được gọi là cơ vân. Về thực chất đĩa I chỉ gồm các vi sợi mảnh (actin),
còn đĩa A gồm vi sợi dày (miozin) và cả vi sợi mảnh (actin) (hình 4.12) 

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.