Các khí này khuếch tán vào trong tế bào đích bên cạnh và gây nên sự thay đổi,
và bị phân hủy - tất cả chỉ diễn ra trong vài giây. Trong đa số các tế bào đích,
kể cả tế bào cơ trơn, NO có tác dụng như nhiều loại hoocmon, gây kích thích
enzym bám màng tổng hợp chất truyền tin thứ hai gây nên tác động trực tiếp
lên quá trình trao đổi chất của tế bào.
4.3. CẢM ỨNG VẬN ĐỘNG Ở ĐỘNG VẬT
Thực vật cũng như nấm cảm ứng vận động một cách thụ động bằng sự sinh
trưởng, hoặc nhờ gió, hoặc nuớc. Đa số động vật đáp ứng lại kích thích của
môi trường một cách chủ động bằng sự chuyển động. Ví dụ, con rắn có thể bò
trên cát nhờ sự chuyển động nhịp nhàng của hệ cơ thân, con người đi và chạy
nhờ sự co cơ của thân và tứ chi. Nói chung, đa số động vật không xương sống
và có xương sống đều chuyển động bằng co cơ. Ví dụ, một con muỗi bay là do
sự co rút của hệ cơ bay, một con giun đất chuyển động được trong đất là do sự
chuyển động của cơ thân thể của chúng. Sự chuyển động của động vật chủ yếu
là nhờ hệ cơ và hệ xương.
4.3.1. Hệ xương
Sự vận động của động vật được thực hiện thông qua lực của các cơ tác động
lên hệ xương. Đối với giới động vật, có ba hệ xương: hệ xương thủy tĩnh, hệ
xương ngoài và hệ xương trong.
a) Hệ xương thủy tĩnh thường thấy ở các động vật không xương sống thân
mềm, chẳng hạn như giun đất và sứa. Trong trường hợp này, xoang chứa dịch
được bao quanh bởi những sợi cơ tạo ra áp lực của chất dịch khi cơ co. Ví dụ,
đối với giun đất, sự co cơ vòng bắt đầu ở phía trước và ép cơ thể để áp suất
chất dịch đẩy con giun về phía trước. Sự co cơ dọc sẽ đảm nhiệm việc đẩy
phần còn lại của cơ thể.
b) Hệ xương ngoài bao quanh cơ thể như một vỏ bao ngoài cơ thể của đa số
động vật. Động vật chân khớp, như giáp xác và côn trùng, có hệ xương ngoài
cấu tạo từ kitin (là một loại polysaccarit). Động vật với bộ xương ngoài không
thể có kích thước lớn vì nếu thế thì bộ xương ngoài sẽ phải dày hơn và nặng
hơn, để cơ thể động vật không bị xẹp xuống khi nó lớn lên. Nếu côn trùng có