sợi cơ co nhanh, còn các sợi oxy hóa có thể là sợi co nhanh hoặc co chậm. Như
vậy, căn cứ vào cả hai tính chất là tốc độ co cơ và tốc độ tổng hợp ATP, người
ta phân biệt ba dạng sợi cơ chủ yếu sau đây: sợi oxy hóa chậm, sợi oxy hóa
nhanh và sợi đường phân nhanh (Bảng 4.3).
Bảng 4.3. Các loại sợi cơ vân
Đa số cơ xương của người chứa cả ba loại sợi cơ, tuy nhiên cơ mắt và cơ bàn
tay không có các sợi oxy hóa chậm. Trong các cơ có lẫn sợi chậm và sợi nhanh
thì tỷ lệ giữa các loại sợi này được quyết định bởi yếu tố di truyền. Những sợi
cơ như vậy khi được sử dụng nhiều lần và lâu dài thì các sợi đường phân nhanh
có thể phát triển thành các sợi oxy hóa nhanh. Do các sợi oxy hóa nhanh có
quá trình mỏi đến chậm hơn so với những sợi đường phân nhanh, toàn bộ cơ có
khả năng chống lại hiện tượng mỏi hiệu quả hơn.
b) Cơ xương, cơ tim và cơ trơn
Đối với động vật có xương sống, ngoài cơ xương đã mô tả ở trên còn có hai
loại cơ khác là cơ tim và cơ trơn.
- Cơ tim: