SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 190

Cơ tim chỉ cấu tạo nên tim. Giống như cơ xương, cơ tim thuộc loại cơ vân,

tuy nhiên khác với cơ vân ở chỗ các sợi cơ tim có tính tích điện và khác về các
đặc tính của màng tế bào cơ. Trong khi các sợi cơ xương không sản sinh điện
thế hoạt động nếu không có kích thích từ nơron vận động, thì các tế bào cơ tim
có các kênh ion trong màng sinh chất, do đó dẫn đến sự giải phân cực màng
khi không có tác động của hệ thần kinh. Điện thế hoạt động của các tế bào cơ
tim kéo dài lâu hơn 20 lần so với các sợi cơ xương và đóng vai trò chủ đạo
trong sự kiểm tra thời gian co rút của tim. Các màng sinh chất của những tế
bào cơ tim nằm cạnh nhau liên kết với nhau nhờ các đĩa liên kết, tạo nên sự
dẫn truyền điện trực tiếp giữa các tế bào cơ tim. Như vậy, điện thế hoạt động
bắt đầu từ một tế bào trong một phần của tim sẽ nhanh chóng lan toả sang các
tế bào cơ tim khác, làm cho toàn bộ tim co rút.

- Cơ trơn:

Cơ trơn có chủ yếu trong thành các cơ quan rỗng, dụ như các thành mạch

máu và thành ống tiêu hóa. Khác với cơ vân, cơ trơn gồm các tế bào cơ trơn
riêng lẻ không có cấu tạo vân ngang vì các vi sợi actin và miozin của chúng
không xếp xen kẽ dọc theo chiều dài của tế bào cơ. Thay vào đó, các vi sợi dày
xuyên qua tế bào chất, còn các vi sợi mảnh liên kết với nhau tạo thành thể đặc
và bám vào màng sinh chất. Trong tế bào cơ trơn, các vi sợi miozin không liên
kết đặc thù với các vi sợi actin, hơn nữa tế bào cơ trơn không có phức hệ
troponin và hệ thống ống T, lưới nội chất của chúng không phát triển. Cơ trơn
co rút tương đối chậm và co với thời gian dài hơn so với cơ vân. Một số cơ
trơn co rút chỉ khi có sự kích thích từ nơron của hệ thần kinh tự động. Những
cơ trơn khác có thể sản sinh điện thế hoạt động không cần kích thích từ nơron
vận động mà do sự dẫn truyền điện từ các tế bào cơ trơn khác.

Động vật không xương sống có các tế bào cơ tương tự như tế bào cơ trơn và

cơ vân như của động vật có xương sống. Hệ cơ xương của động vật chân khớp
gần giống với hệ cơ xương của động vật có xương sống. Tuy nhiên, cơ bay của
côn trùng có khả năng co rút nhịp nhàng và độc lập, làm cho cánh của chúng
cử động nhanh hơn so với khi có điện thế hoạt động đến từ hệ thần kinh. Hơn
nữa, các vi sợi dày của cơ côn trùng có chứa loại protein, được gọi là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.