SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 216

Trụ trên lá mầm kéo dài và sinh trưởng hướng lên với chóp chồi mầm uốn
cong, có tác dụng phá vỡ bề mặt đất để trồi lên, nhờ đó bảo vệ chóp chồi
mầm rất mỏng manh không bị đứt gãy.

Đối với một số hạt như đậu tây, trong quá trình nảy mầm, lá mầm được

mang lên trên mặt đất và biến thành lá quang hợp đầu tiên. Đó là kiểu nảy
mầm
trên mặt đất (hình 5.2). Đối với một số hạt khác, khi chồi phát triển
hướng lên thì lá mầm vẫn lưu lại trong đất, đó là kiểu nảy mầm dưới mặt đất
( dụ hạt ngô). Sự nảy mầm kết thúc khi cây non, nhờ quang hợp có thể sống
độc lập và có khả năng tạo ra mọi chất dinh dưỡng riêng cho mình.

Hình 5.2. Kiểu nảy mầm trên mặt đất của cây đậu tây

5.3.2. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

a) Sinh trưởng sơ cấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.