SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 219

Hình 5.4. Nguồn gốc của các mô sơ cấp và các tế bào chuyên hóa trong

thân

Mô phân sinh ngọn cũng biến thành các lá non, chúng tăng trưởng, bao bọc

và bảo vệ đỉnh chồi, tạo nên chồi ngọn. Các chồi tương tự cũng phát triển
trong các góc hay nách giữa các cành lá hay thân chính. Đó là các chồi
nách
, biểu thị cho phân sinh phụ trợ (additional meristem). Mô phân sinh
này có thể (hoặc không) sinh trưởng để biến thành các cành bên. Các cành
này bắt nguồn từ các tầng ngoài của thân và do đó gọi là cành ngoại sinh.
Mấu là bất kỳ một phần nào mà ở đó tạo ra chồi nách, trong khi đó lóng
phần thân thẳng đứng nằm xen vào giữa các mấu.

- Sự kéo dài tế bào và phân hóa tế bào:

Sự phát triển của tế bào trưởng thành xảy ra theo ba giai đoạn. Giai đoạn

đầu là sự phân chia nguyên phần của tế bào xảy ra trong mô phân sinh ngọn.
Tiếp theo là thời kỳ kéo dài tế bào, khi các tế bào vừa được hình thành trương
lên và dài ra. Pha phân hóa xảy ra khi mỗi tế bào phát triển thành dạng
chuyên hóa cuối cùng. Hình 5.5 có thể thấy một số biến đổi xảy ra trong pha
kéo dài tế bào. Do hấp thụ thẩm thấu nước mà tế bào trương lên, thường làm
tế bào kéo dài nhiều hơn, về sau các không bào nhỏ xuất hiện trong tế bào
chất đặc sẽ dung hợp để tạo không bào đơn lớn chứa dịch bào - nét đặc trưng
của tế bào trưởng thành. Sự giãn nở tế bào xảy ra ngay dưới đỉnh chồi, hoặc
đỉnh rễ đang sinh trưởng làm cho các vùng này biến thành vùng sinh trưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.