- Axit absixic (AAB, ABA, còn được gọi là chất gây ngủ, hoocmon của tai
nạn):
Năm 1953, Osborne tìm thấy chất làm rụng lá (absixin) sau đó do tác động
làm ngủ, nghỉ các chồi nên đặt tên là chất gây ngủ (dormin). Năm 1968,
Addicott đặt tên là axit absixic. Nó được tách chiết từ cơ quan đang ngủ nghỉ
hay sắp rụng ở nhiều thực vật bậc cao, dương xỉ, rêu, mộc tặc, lá và quả
bông,...
+ Đặc điểm:
AAB được sinh tổng hợp bắt nguồn từ nhiều phần tận cùng terpenoit của
phân tử carotenoit, đặc biệt là violaxantin. Sinh tổng hợp AAB tiến hành một
cách nhanh chóng khi cây và lá gặp nạn (hạn, úng, đói chất dinh dưỡng, bị
bệnh hay bị tổn thương, v.v...). Sự tăng nhanh hàm lượng AAB có liên quan
đến sự tạo mới AAB một phần là do sự chuyển đổi từ dạng liên kết thành
dạng tự do.
Cơ chế của tác động AAB được giải thích là: trong lúc tế bào ở trạng thái
ngủ, nghỉ thì các hoạt động tổng hợp axit nucleic (ADN), protein và enzym bị
ức chế. Khi xử lý GA (là chất đối kháng với AAB) hay xử lý bằng nhiệt độ
thấp, làm cho lượng GA nội sinh tăng lên sẽ giảm tác động ức chế của AAB
lên hệ thống đó, quá trình sinh trưởng và phát triển do đó mà được tiếp diễn.
Tác động của AAB lên quá trình sinh trưởng là:
• Làm biến đổi điện thế màng tế bào, điều tiết sự vận chuyển ion K+ qua
màng, liên quan đến sự đóng mở của khí khổng. Khí khổng đóng khi lượng
AAB nhiều.
• Ức chế sự tổng hợp ARN do đó ức chế tổng hợp protein. Hiệu quả này
ngược lại với hiệu quả hoạt hóa gen của GA và các hoocmon khác.
+ Vai trò sinh lý của axit absixic:
AAB là một chất ức chế mạnh mẽ sinh trưởng, nhưng với nồng độ cao
không gây độc cho cây.