Sống thiền
116
động không kém gì cả vũ trụ này. Sở dĩ chúng
ta không nhận ra điều đó chỉ là vì sự giới hạn
của các ý niệm thông thường đã có.
Biết để làm gì?
Cái biết hiện diện khắp nơi như ta đã đề cập
đến, trong bất cứ thực thể hiện hữu nào của sự
sống. Công năng của nó cũng tùy nơi sự hiện
diện ở mỗi nơi mà thay đổi khác nhau. Cái biết
thể hiện nơi chúng ta bằng sự thấy, nghe, cảm
giác, nhận biết, suy tưởng, lo sợ, buồn giận...
Cái biết cũng là tác giả của sự sáng tạo, tưởng
tượng hay hình dung sự việc... Nếu bạn tìm
hiểu đôi chút về Duy thức học, bạn sẽ có thể
hiểu thêm về công năng của nó thể hiện qua
các thức khác ngoài ý thức, như thức A-lại-da
1
có công năng hàm chứa, tích lũy, duy trì, biểu
hiện... Chính nó đã tạo ra sự khác biệt giữa
mỗi con người khác nhau do những chủng tử đã
tích lũy khác nhau trong nhiều đời sống. Tuy
nhiên, ở đây chúng ta không có điều kiện để đi
sâu hơn nữa vào Duy thức học. Đó là một môn
1
Ālaya (
阿賴耶識
), cũng dịch là Tạng thức (
藏識
).