SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 133

Con Cọp, gia công, cồn mấy thìa

Gồng gánh gióng đòn vai cải tạo

Lỗ lời, thua được vợ con chia...

Nghĩ mình gian ác toan nghề khác

Sợ đám lưu linh ghét bỏ rìa.

Nhà văn Nguyễn Quang Lập, ngày còn ở Huế là một đệ tử “bia khổ”,

kể: “... hầu như ngày nào mình cũng gặp anh, thường vẫn kéo nhau lên
Trường Đảng uống bia khổ. Bia khổ là loại bia hơi đóng chai, mùi khăn
khẳn, hôi hôi, nồng nồng, ai không quen chỉ nhấp vào một ngụm là ọe liền.
Uống say thì nhức đầu kinh khủng khiếp. Được cái giá cực rẻ, mỗi chai có
600 đồng. Hồi đó bia Huda chai ba ngàn sáu, bia này chỉ có 600 đồng, vẫn
biết là bia dởm, rất độc hại nhưng dân nhậu nghèo như tụi mình không ai
chê, chiều nào cũng kéo nhau lên Trường Đảng nhậu nhẹt say sưa...”, cốt là
cho đã cái ghiền! Tôi cũng nhiều lần uống và say cái thứ bia kinh dị ấy.
Bây giờ nghĩ lại mà kinh.

Nghề bơm mực bút bi, bơm ga bật lửa

Bút bi bây giờ viết hết mực thì vứt. Hồi bao cấp, ai có bút bi thì sang

lắm, oai lắm. Bút bi hết mực thì đưa cái ruột ra vỉa hè có ông thợ bơm mực
cho. Bơm đi bơm lại nhiều lần, khi nào cái đầu bi bị hỏng mới thôi. Rồi
bơm quẹt ga. Ai có cái bật lửa ga là oai phong lẫm liệt. Rút cái bật lửa xanh
vàng tím đỏ ở túi ra, ấn một cái là lửa lè ra cho bạn bè châm thuốc. Xong
đút vào túi với bộ mặt mãn nguyện! Sau này mới biết ở nước ngoài thứ đó
quẹt ga, bút bi, hay đồng hồ điện tử... người ta bán cân, một cân có mấy
chục “đô”. Nhưng vì bao cấp, đất nước bế quan tỏa cảng “cấm thụt ra thụt
vào”, hàng lậu nhập vào thứ gì là lạ, là đắt thứ đó! Bật lửa ga thành đồ quý
hiếm. Hết ga thì bơm lại chứ mua cái mới đắt lắm. Từ đó nghề bơm ga bật
lửa ra đời, nghề này tồn tại tới hết thế kỷ XX.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.