SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 132

Thu gom phế liệu chiến tranh – một nghề nguy hiểm thời bao cấp.

Nghề này phát triển rầm rộ ở các tỉnh có nhiều bom mìn Mỹ rải trong

chiến tranh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Kon Tum, Gia Lai... Người ta sắm cái máy rà gắn nam châm tự tạo, có cái
cần dài, đi đến đâu thì rà đến đó. Có sắt dưới đất là máy hú báo động liên
tục. Cuốc, thuổng hì hục đào bới. Có khi cuốc phải bom, mìn nổ bất ngờ,
không lường trước được. Đã có không ít người tử nạn. Ở Khe Sanh, Quảng
Trị, có gia đình chết cả nhà vì người chồng đưa mấy quả đạn 105 ly về nhà
đục để lấy thuốc nổ làm mìn ném cá. Chẳng may chạm phải ngòi nổ.

Đi xe đò ngang qua Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ta vẫn

thấy những trạm thu mua chất đầy phế liệu chiến tranh ở dọc đường. Không
ai thống kê hết số người chết vì rà sắt phế liệu làm bom mìn nổ sau chiến
tranh. Nhưng có lẽ phải là con số vạn, hoặc hơn, nhiều nhất ở miền Trung.
Đúng là một “cuộc chiến tranh sau chiến tranh”. Đau thương và tàn khốc
do chiến tranh vẫn tiếp tục xảy ra đối với người quê tôi!

“Bia khổ”

Ở Huế và nhiều thành phố phía Nam có nghề sản xuất “bia khổ”.

Cũng gọi là bia, cũng gắn những nhãn hiệu lẫy lừng như Con Cọp, Chương
Dương, Vạn Hạnh... Cũng đóng chai 0,5 lít, có sục khí để mở nút chai là
bọt trào ra như bia thật. Nhưng đây là bia làm bằng cồn pha với nước lên
men rượu loãng, không lên men bia như ở nhà máy bia Huda. Người uống
bia này thường nhức đầu và không đi tiểu được, nên mới gọi là “bia khổ”.
Có nhà thơ vườn sống bằng nghề làm bia khổ đã tự bạch:

Một gánh lọ chai ráng quẩy dìa

Hỏi chi bán đó: Dạ rằng bia

Chương Dương, đặc chế, rầy vài giọt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.