SỐNG VỚI TÂM TỪ - Trang 180

181

Phát triển con tim cứu khổ

tiến từng bước nhỏ. Còn nếu như sự cởi mở của ta chỉ
là một thủ đoạn hoặc bị bó buộc, thì mục đích tu tập sẽ
trở thành vô nghĩa, sẽ tan biến thành mây khói.

Đôi khi, lúc mới bắt đầu cởi mở với khổ đau, ta lại có

cảm tưởng như mình có thể kiểm soát nó được, như là
khổ đau có thể vặn lên và tắt xuống được vậy. Có lẽ điều
này giải thích lý do vì sao người ta hay tìm đọc những
chuyện bạo động, tang thương trên báo chí, hoặc xem
ti vi và phim ảnh. Chúng ta xem những khổ đau xảy ra
với hy vọng có thể điều khiển chúng dễ dàng, chỉ bằng
cách đổi băng tần hoặc là tắt máy đi.

Và khi chúng ta cảm thấy mình không làm chủ được

khổ đau, ta đâm ra tức giận, sợ hãi, hoặc là buồn chán.
Tâm lý học Phật giáo gọi đó là những

kẻ thù

gần

” của

tâm bi, vì chúng có thể dễ dàng hóa trang thành tâm
bi. Kẻ thù xa của tâm bi là sự tàn bạo, nó chỉ có thể ở xa
mà thôi vì bị nhận diện quá dễ dàng. Còn như sự bất
mãn, ta khó phân biệt nó hơn. Ta có thể cảm thấy tức
giận trước những bất công, hoặc cảm thấy bất mãn khi
nghe tin về những tệ đoan trong gia đình, ngoài

hội

hay trên chính trường. Chúng ta có thể cảm thấy sợ hãi
khi đối diện với những nỗi sợ của

người

khác. Chúng ta

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.