Sống với tâm từ
298
Ta cũng nên nhớ rằng luật nghiệp quả không hề
vận hành theo một đường lối máy móc cứng nhắc. Đây
không phải là một tiến trình nhất định bày sẵn, mà nó
cho phép rất nhiều yếu tố bất định khác ảnh hưởng đến
sự chín mùi của
kết
quả. Như một hạt giống được gieo
trồng ngoài vườn. Quả của nó không chỉ tùy thuộc vào
tiềm năng của hạt giống ấy, mà còn vào tình trạng của
thửa vườn nữa. Tất cả những tác ý của ta đều có
liên
quan
với nhau. Cái này sẽ chuyển hóa và ảnh hưởng
đến cái kia. Ví dụ, ta có thể nói một lời không thật và
làm hại người khác. Nghiệp quả bất thiện của lời nói
ấy sẽ lớn mạnh thêm nếu ta quen sống trong sự gian
dối, lường gạt. Và ngược lại, hậu quả ấy có thể được cải
hóa tốt đẹp hơn nếu ta quen sống với sự thật và lòng
từ bi.
Đức Phật dạy, vì những tác dụng hỗ tương phức tạp
của các điều kiện ảnh hưởng lẫn nhau, ta không thể
đơn giản nói rằng, một hành động này chắc chắn sẽ
mang lại một
kết
quả kia. Một quan niệm phổ thông
về luật nghiệp quả sẽ nói rằng, nếu bạn giết một con
muỗi, thì trong đời này hoặc đời sau, bạn sẽ bị giết hại
bởi một đàn muỗi.
Đức Phật dạy
, nếu như luật nghiệp
quả cứng nhắc như vậy, ta sẽ không thể có cơ hội giải