STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 18

khắc nghiệt được các đơn vị đặc biệt của NKVD (mà không lâu sau đó đã
trở thành một phần của cơ quan phản gián SMERSH

[5]

) áp dụng.

Sự sắt đá đến khó tin của hệ thống Soviet giải thích được một phần lý do

tại sao lại có nhiều binh lính Hồng quân chiến đấu trong hàng ngũ Đức đến
vậy. Một số bị ép buộc phục vụ vì bị bỏ đói trong các trại, số khác lại tình
nguyện. Trong những trận đánh cuối cùng, nhiều báo cáo của Đức đã cho
thấy sự gan góc và trung thành của số Hiwi

[6]

này khi chống lại đồng bào

mình. Khỏi phải nói NKVD của Lavrenty Beria đã nổi giận thế nào khi phát
hiện tầm mức của sự phản bội đó.

Chủ đề này vẫn còn là cấm kỵ ở nước Nga ngày nay. Một đại tá bộ binh

mà tôi tình cờ ở cùng phòng trên đường xuống Volgograd (tên mới của
Stalingrad) mới đầu còn không chịu tin rằng có người lính Nga nào lại chịu
mặc quân phục Đức. Cuối cùng ông đã nghe ra khi tôi cho ông biết về tỷ lệ
trở cờ ở Tập đoàn quân số 6 theo lưu trữ của Đức. Đối với một người còn
lăn tăn về những cuộc thanh trừng của Iosif Stalin trong Hồng quân thì phản
ứng của ông khá thú vị. “Bọn đó không còn là người Nga nữa”, ông trầm
ngâm nói. Nhận xét của ông gần như trùng khớp với cách nói được dùng
hơn 50 năm trước khi Phương diện quân Stalingrad báo cáo về “bọn Nga
gian” cho Shcherbakov ở Moskva. Cảm xúc về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ
đại vẫn giữ nguyên hầu như không suy suyển đến tận bây giờ.

Toàn bộ câu chuyện tâm thần, vô luân và bi thảm được tiết lộ theo những

cách bất ngờ. Bên phía Đức, khía cạnh quan tâm nhiều nhất không phải ở
các chứng cứ rành rành về Wehrmacht (Quân đội Đức) phạm tội ác chiến
tranh mà đến nay vẫn còn những lời tranh cãi. Nó nằm ở chỗ lẫn lộn nguyên
nhân với hậu quả, nhất là lẫn lộn giữa niềm tin chính trị và những hệ lụy của
nó. Quân lính Đức ở Nga, như rất nhiều thư gửi về từ Stalingrad cho thấy,
hoàn toàn lẫn lộn về mặt luân lý. Các mục tiêu khuất phục người Slav và
bảo vệ châu Âu khỏi chủ nghĩa Bolshevik bằng một đòn “tiên hạ thủ vi
cường” đã tỏ ra chí ít là phản tác dụng. Ngày nay, nhiều người Đức sống sót
vẫn còn coi trận Stalingrad rõ ràng là một cái bẫy khôn ngoan của Liên Xô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.