phía Nam.
Nam Việt giáp giới với quận Trường Sa. Thời Cao Hậu, quan đương sự xin
cấm không cho người Nam Việt vào mua đồ sắt. Đà nói:
- Cao Đế lập ta làm vương, cho sứ giả cùng hàng hóa được đi lại. Nay Cao
Hậu nghe lời bọn bầy tôi gièm pha, cách biệt man di, cấm đứt khí vật,. Đó
chắc là mưu kế của Trường Sa Vương. Ông ta muốn tìm cách dựa vào
Trung Quốc, tiêu diệt Nam Việt để làm vua cả đất của ta. Đà bèn tự tôn là
“Nam Việt Vũ Đế”; đem quân đánh các ấp ở biên giới quận Trường Sa,
đánh bại mấy huyện rồi đi. Cao Hậu sai tướng quân Lâm Hi Hầu tên là Táo
đến đánh. Gặp lúc trời nắng khí ẩm, quân lính bị bệnh dịch rất nhiều, nên
quân Hán không qua được núi Dương Sơn. Được hơn một năm, Cao Hậu
mất, liền bãi binh.
Đà nhân đó, dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót
các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình. Đất đai của
Đà chiều ngang có hơn vạn dặm. Đà bèn đi xe mui lụa mầu vàng cắm cờ tả
đạo, mệnh gọi là “chế”(2), chẳng kém gì Trung Quốc.
Năm đầu thời Hiệu Văn Đế, thiên hạ mới yên. Nhà vua sai sứ đi bá cáo chư
hầu, tứ di biết rằng nhà vua ở đất Đại (3) về lên ngôi, ý muốn nêu cao đạo
đức của nhà vua. Nhân Đà có mồ mả cha mẹ ở huyện Chân Định, nhà vua
bên đặt người giữ ấp để hàng năm đến ngày giỗ thờ cúng. Đối với anh em
họ của Đà, nhà vua ban ơn cho họ làm quan to và thưởng cho nhiều của.
Nhà vua xuống chiếu cho bọn thừa tướng là Trần Bình cử người có thể đi
sứ sang Nam Việt. Bình nói:
- Có Lục Giả người huyện Hảo Chỉ, thời tiên đế đã quen đi sứ Nam Việt.
Vua Hán bèn triệu Giả phong làm thái trung đại phu để đi sứ, nhân đấy
trách Đà đã tự lập làm “đế” mà không hề phái sứ giả sang báo tin.
Lục Giả đến nơi, Nam Việt Vương sợ hãi, làm giấy tạ tội rằng: “Thần tên là
Đà, là một kẻ già ở man di. Ngày trước Cao Hậu gạt bỏ Nam Việt, thần
trộm ngờ Trường Sa Vương đã gièm pha thần. Lại nghe đồn Cao Hậu giết
hết họ hàng Đà, đào mồ mả, đốt hài cốt cha ông Đà. Vì thế nên liều mạng
xâm phạm biên cảnh quận Trường Sa. Vả lại phương Nam đất thấp, ẩm,
dân man di ở vào giữa. Ở phía Đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người,